10 địa danh linh thiêng nhất thế giới

08:08 | 25/04/2012

2,260 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đó có thể là một ngôi đền, một ngọn núi, hồ nước.... Một số địa danh đã thay đổi theo thời gian, một số vẫn là nơi tổ chức các nghi lễ, số khác lại thành khu tham quan nhưng tất cả đều mang dấu ấn đặc trưng của mỗi nền văn minh cũng như tôn giáo.

1, Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta (Australia)

Uluru-Kata Tjuta là di sản thế giới UNESCO, nằm ở Northern Territory của Australia. Nó nằm 1.431 km về phía nam thành phố Darwinư bằng đường bộ và 440 km về phía tây nam của Alice Springs Stuart và dọc theo lộ Lasseter.

Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta là di sản thế giới

Vườn quốc gia này có diện tích 1.398 km2, bao gồm có núi đá đỏ Uluru Ayers.

Uluru là biểu tượng tự nhiên được nhận biết nhiều nhất của Australia. Các núi đơn sa thạch nổi tiếng thế giới có chiều cao 348 mét, với số lượng lớn đá của nó nằm dưới mặt đất. Các thổ dân Úc tin rằng các thần linh biến thành Uluru là từ thần linh rùa.

Vườn quốc gia này có diện tích 1.398 km2, bao gồm có núi đá đỏ Uluru Ayers.

Kata Tjuta, có nghĩa là "nhiều người đứng đầu”, là một nhóm 36 vòm đá có niên đại 500 triệu năm. Cả hai Uluru và Kata Tjuta có rất ý nghĩa văn hóa cho các chủ đất truyền thống Anangu.

2, Giếng Segrado (Mexico)

Giếng Segrado được tạo ra từ một hang đá vôi tự nhiên, với các cạnh dốc kéo dài khoảng 60 feet trên dòng nước.

Người Maya coi miệng giếng là cánh cửa đến một thế giới khác, vì thế họ thả các vật quý và cả người để tế thần mưa Chaac.

Từ năm 1904-1910, lãnh sự Mỹ tại Mexico (Edward Herbert Thompson) và cũng là một giáo sư khảo cổ của ĐH Havard đã mua lại khu di tích, cho nạo vét giếng này và tìm thấy rất nhiều đồ chế tác bằng vàng, ngọc, đồ sứ và xương người.

3, Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ)

Cây bồ đề (Bodhi tree) được gọi là "asvatthi,” hoặc là cây Đa (Pipal, pippali). Theo định nghĩa thực vật học, cây bồ đề là "ficus religiosa” nghĩa là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên gọi là "cây giác ngộ,” hoặc thường được gọi là "cây bồ đề”.

Dưới gốc Bồ Đề Đạo Tràng

Theo các nhà khảo cổ học cây này được coi là thiêng liêng ngay từ buổi bình minh lịch sử của nền văn minh Indus. Trong bộ Rig Vê đa, bộ kinh tôn giáo cổ nhất của dân tộc Aryans ở Ấn Độ đã cho biết rằng cây bồ đề này được kính trọng như vật thiêng liêng ngay từ thời đó.

Khái niệm thờ cây đạt đến đỉnh cao trong việc thờ cây bồ đề. Sự quan trọng của nó không chỉ nằm ở bản chất hùng vĩ của cây mà còn là sự kết hợp của sự chứng đạt vĩ đại nhất của Đức Phật, đó là giác ngộ. Vì vậy, cây bồ đề từ một cây thông thường đã được coi như biểu tượng của chính sự hiện diện của Đức Phật và sự chứng ngộ Phật quả.

Một ngôi đền nằm cạnh Đại Bồ Đề

Có một sự kiện về cây bồ đề đã xảy ra ngay khi Đức Phật đạt giác ngộ. Đức Phật đã trải qua trọn một tuần lễ bảy ngày nhìn vào cây bồ đề với ánh mắt biết ơn cây đã che chở cho Ngài những đêm mưa gió bão bùng, những ngày nắng đốt như lửa trong suốt thời gian qua cho đến khi Ngài đạt giác ngộ. Tất cả những sự kết hợp này đã tạo nên những đặc tính của cây bồ đề tại Bồ đề Đạo Tràng – cây giác ngộ.

4, Núi thiêng Kailash (Tây Tạng)

Núi Kailash là một nơi thiêng liêng đối với Phật giáo, Ấn giáo và Kỳ Na Giáo

Núi Kailash có vị trí địa lý khá độc đáo: nó nằm ở khu vực hẻo lánh và khó tiếp cận ở miền tây Tây Tạng và là một trong các điểm phân chia nguồn nước ở Nam Á. Bốn dòng sông chính của Tây Tạng, Ấn Độ và Nepal đều chảy cạnh Kailash, đó là sông Indus, Sutlej, Brahmaputra và Karnali. Ngọn núi này cũng là nơi ở linh thiêng của các thánh thần trong tín ngưỡng của người Nepal và Trung Quốc.

Mật tông Phật giáo cho rằng núi Kailash là nơi ở của Đức Phật Demchog, người đại diện tối cao của hạnh phúc

Gần đó là hồ Manasarovar, được coi là nguồn gốc của sự tinh khiết, là một địa điểm hành hương lớn cho cả người Ấn giáo và Phật giáo.

5, Núi Sinai (Ai Cập)

Núi Sinai được cho là nơi Moses nhận được 10 điều răn từ Chúa.

Núi Sinai nằm giữa bán đảo Sinai. Dân địa phương gọi là núi Moses.

Núi Sinai được cho là nơi Moses nhận Mười điều răn Đức Chúa Trời, có, Gebel Musa tên tiếng Ả Rập có nghĩa là "núi của Moses”.

Nhà nguyện Orthdox Hy Lạp - một trong nhiều cấu trúc tôn giáo trên núi Sinai.

Du khách có thể bắt đầu hành hương từ Tu viện St Catherine tại chân núi, sau đó leo lên đến đỉnh, nơi có nhà nguyện Thánh Thiên Chúa và cảnh quan tuyệt đẹp, đặc biệt là lúc mặt trời mọc.

6, Đồi Glastonbury (Anh)

Glastonbury Tor (ngọn đồi Glastonbury) là vùng đất thiêng trong cả nghìn năm, huyền thoại về nơi này gắn liền với thời kỳ của vua Athur.

Di tích Tháp Thánh Michael trên đỉnh đồi

Ngày nay, ngọn đồi thần bí này (nơi cao vọt lên so với vùng đất xung quanh) là điểm đầu mối nơi cộng đồng Druid tổ chức lễ hội Hạ chí của mình. Vào đêm Trung hạ (Midsummer’s Eve), hàng trăm người tập trung vòng tròn tại ngọn đồi này. Họ ném những cánh hoa, rắc nước thánh và ban phúc bên ngọn lửa.

7, Hồ Crater (Mỹ)

Đây có thể coi là hồ nước sạch nhất thế giới. Crater nằm tại Oregon, là một hồ nước vô cùng đặc biệt khi mà gần như không có một vịnh nhỏ hay nhánh rẽ nào. Đây có lẽ là lý do khiến Crater sạch đến như vậy. Một hình ảnh tuyệt đẹp với mặt nước trong vắt, mọi cảnh vật soi xuống hồ tạo thêm một không gian sống động. Điểm sâu nhất người ta đo được của hồ Crater là 594 mét. Đây là hồ nước sâu nhất nước Mỹ và sâu thứ 9 trên thế giới.

Là điểm nhấn lộng lẫy của Công viên Quốc gia ở Oregon, vùng hồ Crater thực chất là phần còn lại của một ngọn núi lửa lớn có tên là Mazama.

Các nhà sử học tin rằng những người Klamath Oregon có thể đã chứng kiến sự hình thành hồ Crater gần 8.000 năm trước đây.

Khoảng 7.000 năm trước đây, ngọn núi lửa cao gần 3.352 m đã có đợt phun trào lớn tới mức "thổi bay” 731 m chiều cao của cả ngọn núi.

8, Núi Parnassus (Hy Lạp)

Là ngọn núi ở khoảng trung tâm Hy lạp, phía bắc Vịnh Corinth. Theo truyền thuyết Hy Lạp, ngọn núi này là nhà của các Muse. Một giả thuyết cho rằng tiếp đầu ngữ "Parna-” bắt nguồn từ tiếng Luwian nghĩa là Nhà.

Đấu trường Delphi

Phía tây nam núi Parnassus, thuộc thung lũng Phocis là khu khảo cổ học Delphi. Trong thần thoại Hy Lạp, Delphi là đền thờ thần Apollo sau khi thần đánh bại Python, một vị thần sống ở đây và bảo vệ trung tâm Trái Đất.

9, Hồ Atitlan (Guatemala)

Hồ Atitlan (tiếng Tây Ban Nha: Lago de Atitlán) là một hồ lớn tại cao nguyên Guatemala. Dù nó được công nhận là hồ sâu nhất ở Trung Mỹ, đáy hồ này vẫn chưa được thăm dò hoàn chỉnh.

Người ta ước tính hồ này có chiều sâu tối đa 340 m. Xung quanh hồ là ngôi làng nhỏ của người Maya với cảnh quan tự nhiên với đồi cọ, rừng thông và hơn 800 loài thực vật.

10, Núi đá đỏ Sedona, Arizona

Sedona nằm ở miền Tây nước Mỹ. Vùng có nhiều hẻm núi cực đẹp, những núi cát sa thạch thay đổi theo hướng gió thổ mỗi giờ, tạo nên nét đặc trưng rất riêng ở miền Tây. Vùng đất hiện diện đủ các nến văn hoá với những nét hoa lệ của cảnh quan thiên nhiên như gió thổi qua các hẻm núi, phong cảnh huy hoàng lúc hoàng hôn, những vách đá màu vàng nâu nhô mình lên từ nền sa mạc… Những buổi chiều tà, khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc cả Sedona nhuốm lên sắc đỏ.

Hầu như cả thế giới biết đến thành phố Sedona như một địa danh độc nhất vô nhị tạo nên từ những tảng đá đỏ khổng lồ. Nằm ngay cửa nhánh sông Oak Creek Canyon, khu vực bao quanh thành phố này được đánh giá là đẹp ngang ngửa so với nhiều công viên quốc gia.

Sedona thuộc vùng sa mạc cao của tiểu bang Arizona, Mỹ, nằm ở khu vực cao nguyên Tây Nam Colorado rộng lớn. Thiên nhiên ban cho Sedona 4 mùa ôn hòa, chan hòa ánh nắng và ngập tràn không khí trong lành.

L.Trang (tổng hợp)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc