Tỉnh nghèo xây tượng… nghìn tỷ

13:59 | 04/08/2015

8,672 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” tại TP. Sơn La. Thế nhưng, công trình được coi là “di sản văn hóa vô giá” này đang là một gánh nặng cho những người dân nghèo. 

Theo nội dung của Đề án, mục đích của dự án xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” là nhằm “đáp ứng nguyện vọng và tình cảm biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu”. Đồng thời, Đề án cũng nhấn mạnh “đây là một thiết chế văn hóa đặc biệt quan trọng, mang tính lịch sử, tính giáo dục, tính truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hóa vô giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau”.

Quy mô diện tích của tượng đài khoảng 10-15ha. Các hạng mục chính của công trình gồm đền thờ Bác Hồ (tượng Bác Hồ cao từ 5m đến 8m); đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ; bảo tàng tổng hợp; khu điều hành và đón tiếp; khuôn viên cây xanh, quảng trường có sức chứa 20.000 người... Dự án được thực hiện từ năm 2015 đến 2019 và dự kiến lễ động thổ khởi công xây dựng vào ngày 11/10/2015, nhân kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Sơn La. Đề án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La thông qua.

Tỉnh nghèo xây tượng… nghìn tỷ
Đốt lửa sưởi ấm tại Mộc Châu ​

Việc xây tượng đài, quảng trường hay những địa điểm có giá trị văn hóa là một việc làm có ý nghĩa, nhằm thể hiện tình cảm cũng như lòng kính ngưỡng của nhân dân, chính quyền đối với những vị anh hùng, những danh nhân có đóng góp lớn lao cho lịch sử. Thế nhưng điều này chỉ thực sự phát huy ý nghĩa khi nhân dân có đời sống ấm no và nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển về văn hóa, nghệ thuật… Với một tỉnh nghèo như Sơn La, điều này là một nghịch lý.

Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ sẽ “ngốn” của ngân sách trung ương và ngân sách của tỉnh 1.400 tỷ đồng (không tính tới những nguồn vốn xã hội hóa). Tuy nhiên, Sơn La lại là một trong các tỉnh nghèo của Việt Nam, với tổng số hộ nghèo gần 71.000 hộ, chỉ sau Nghệ An và Thanh Hóa.

Quảng Nam: Khánh thành tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng

Quảng Nam: Khánh thành tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng

Hàng nghìn người đã tập trung dưới chân núi Cấm ở xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để dự lễ khánh thành công trình tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng và chiêm ngưỡng màn pháo hoa lung linh vào tối 24/3.

Tượng đài nào cho Mẹ Việt Nam Anh hùng?

Tượng đài nào cho Mẹ Việt Nam Anh hùng?

Việc kinh phí xây tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở núi Cấm, Quảng Nam đội lên gấp 5 lần so với dự toán ban đầu, từ 81 tỉ lên 410 tỉ đồng là một điều đáng bàn.

Cụ thể, theo báo cáo tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng năm 2015 của UBND tỉnh Sơn La ghi rõ “tình trạng thiếu đói giáp hạt xuất hiện sớm từ tháng 1-2015 và cao điểm đến 5-3-2015 đói giáp hạt đã xảy ra ở 5 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Mộc Châu với 82.00 hộ và 36.031 nhân khẩu thiếu đói chiếm 3,13% tổng số hộ và 3,05% tổng số nhân khẩu toàn tỉnh”.

Thế nhưng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc không phải là trường hợp duy nhất có ngân sách khổng lồ. Trước đó, một loạt các công trình khổng lồ tại các tỉnh thành có kinh khí “khủng” đã gây xôn xao dư luận như Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam được thiết kế và xây cất với kinh phí khoảng 410 tỷ đồng; tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ kinh phí gần 40 tỷ ở Lai Châu hay tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành ngày 17/5 nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh có kinh phí 7 tỷ tại TP. Hồ Chí Minh.

Phản ứng với những ý kiến cho rằng công trình quá lãng phí, lãnh đạo Sở VH-TT-DL (đơn vị đề xuất đề án) cho rằng: Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.

Vẫn biết là tình cảm là thứ khó có thể đo đếm, khó có thể phân tích rạch ròi và không thể dùng cân lượng để kiểm chứng. Thế nhưng thay vì xây dựng một tượng đài rồi… bỏ đấy, các vị lãnh đạo có thể sử dụng 1.400 tỷ đồng một cách thiết thực hơn, thông qua việc hỗ trợ người dân chống đói giáp hạt, giúp họ… no bụng để duy trì cuộc sống. Khi người dân còn đói, công ăn việc làm chưa ổn định, cuộc sống chưa được đáp ứng một cách tối thiểu, thì việc thể hiện tình cảm bằng số tiền khổng lồ là quá lãng phí và không xứng đáng với chính tình cảm của người dân.

Bộ tạm đưa ba tiêu chí địa điểm được xây dựng tượng đài Bác Hồ:

- Những địa phương gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, ghi đậm dấu ấn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch gắn với những mốc lịch sử đặc biệt quan trọng.

- Địa phương là quê hương, nơi Bác đã học tập, đến thăm và làm việc.

- Một số địa phương có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Anh Anh