Du khách đổ về làng cổ Đường Lâm dịp nghỉ lễ 30/4

23:12 | 28/04/2013

4,285 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhiều người đã lựa chọn về thăm "đất hai vua" Đường Lâm tham quan và tận hưởng những ngày nghỉ bên gia đình và bạn bè.

Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) nằm bên hữu ngạn sông Hồng, là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao tặng bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 2006. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi "đất hai vua" do đã sản sinh ra hai vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

Qua một thời gian dài, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Đường Lâm cũng trở thành một địa điểm du lịch được nhiều người lựa chọn khi muốn tìm hiểu về không gian làng Việt cổ xưa cũng như những nét đặc trưng trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người xưa vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Cổng làng

Cổng làng Mông Phụ (xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội), một trong những cổng làng cổ đặc biệt còn được lưu giữ lại.

Nhân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn làng cổ Đường Lâm là nơi du lịch, tham quan.

Nhiều gia đình cũng về du lịch Đường Lâm trong những ngày nghỉ.

Đây là nơi còn lưu giữ khá nguyên vẹn không gian làng Việt cổ nơi đồng bằng Bắc Bộ.

Những ngôi nhà truyền thống ở đây chủ yếu được xây dựng bằng đá ong, lợp ngói ri. Nơi đây còn lưu giữ được khoảng 300 ngôi nhà truyền thống mang đặc trưng dân gian châu thổ sông Hồng , trong đó có nhiều ngôi nhà đã có tuổi đời vài thế kỉ.

Không gian nhà ở nông thôn Bắc bộ còn được lưu giữ và bảo tồn.

Những nông cụ của người xưa được lưu giữa lại như cối xay thóc, những chiếc mai, lưỡi cày. Chính vì vậy, Đường Lâm còn được biết đến là "Bảo tàng lối sống nông nghiệp".

Một em bé tò mò nghịch những chiếc vại đựng nước mưa. Bây giờ ít người còn sử dụng những vại trữ nước này, kể cả ở nông thôn.

Một điểm đặc biệt nữa của Đường Lâm mà khách du lịch nào cũng tò mò tham quan là những chiếc giếng nước cổ. Chiếc giếng này được xây lại từ năm 1933.

Đình làng Mông Phụ, một trong những biểu tượng của kiến trúc nghệ thuật thế kỉ 18 đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa.

Du khách lắng nghe về những nét độc đáo về kiến trúc đặc biệt của đền Mông Phụ.

Các du khách nước ngoài cũng về Đường Lâm để tìm hiểu về văn hóa nông thôn của người Việt xưa.

Hiền Anh