Có nên công nhận mại dâm là một nghề?

15:20 | 25/08/2015

3,037 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm, dù muốn dù không mại dâm vẫn tồn tại trong xã hội. Mặc dù pháp luật chưa công nhận mại dâm là một nghề và được bảo hộ nhưng những người làm nghề này vẫn là công dân.

Đột nhập phố đèn đỏ lớn nhất châu Á

Đột nhập phố đèn đỏ lớn nhất châu Á

Sonagachi, thuộc Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal (Ấn Độ) từ lâu đã được coi là phố đèn đỏ lớn nhất châu Á. Tại đây, rất nhiều nhà thổ hoạt động với gái bán dâm đủ mọi lứa tuổi.

gs-tran-ngoc-them-gai-mai-dam-thi-van-la-cong-dan

GS.TS Trần Ngọc Thêm.

Ông Lê Văn Quý - Phó Chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM - cho rằng nên thí điểm gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” dễ gây phát sinh tệ nạn mại dâm như nhà hàng khách sạn, tiệm massage…vào thành một khu vực để có điều kiện quản lý tốt hơn.

Đồng thời cần luật hóa việc phòng chống tệ nạn mại dâm nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Đề xuất này ngay lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.

Để cung cấp đến độc giả thông tin đa chiều, Báo Năng Lượng Mới – Petrotimes đã có cuộc trao đổi với GS. TS Trần Ngọc Thêm – Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam xoay quanh vấn đề này.

Mở đầu cuộc trò chuyện, GS. Trần Ngọc Thêm thẳng thắn rằng: Mại dâm thực sự là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội ta từ nhiều năm qua. Chúng ta nên nhìn nó dưới nhiều góc độ khác nhau.

“Xã hội ta từ xưa đến nay phần lớn không có thiện cảm và có phần khinh bỉ những người hành nghề mại dâm. Nó đã vi phạm vào những khuôn khổ về đạo đức và giá trị của xã hội đã tạo ra từ trước nên mới không được chấp nhận. Tuy nhiên, do có sự giao thoa văn hóa giữa Phương Đông và Phương Tây mà hiện tượng này đang có xu hướng tăng cao cả về quy mô và số lượng”, GS. Thêm cho hay.

gs-tran-ngoc-them-gai-mai-dam-thi-van-la-cong-dan-1

Nhiều “phố đèn đỏ” tồn tại nhưng không được công nhận.

“Dù muốn hay không thì hiện tượng này cũng là một thực tế của xã hội mà chúng ta phải chấp nhận nó. Mặc dù pháp luật vãn chưa công nhận mại dâm là một nghề chính thức được pháp luật bảo vệ đi nữa thì cũng nên có các biện pháp can thiệp để bảo vệ quyền của những người hành nghề này, bởi họ cũng vẫn là công dân”, GS. Thêm nói.

Do vậy nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm cho rằng, nếu đề xuất này được thông qua nó sẽ góp phần làm tăng cường sự quản của nhà nước về hoạt động “nhạy cảm" này.

“Thực tế nhiều năm nay công tác phòng chống tệ nạn mại dâm ở ta cũng gặp không ít khó khăn và bất cập. Vậy nếu đã không cấm được họ thì tại sao chúng ta không nên công nhận họ và quy hoạch họ để quản lý tốt hơn bằng các công cụ của quyền lực nhà nước để đảm bảo quyền công dân của họ - những người bán dâm.

Những người ngoài cuộc đừng dùng ý chí chủ quan mà cấm đoán, phê phán họ…”, GS Trần Ngọc Thêm chia sẻ.

Một lần đến “kinh đô tình dục” Đông Quản

Một lần đến “kinh đô tình dục” Đông Quản

Theo lời cô, để thu hút khách, mại dâm ở Đông Quản khác với mại dâm ở nhiều nước khác. Với 300 tệ, khách cứ việc "làm" cho đến khi nào không nổi nữa thì thôi chứ không bị khống chế bởi số lần hành lạc - miễn là đừng kéo dài quá 3 tiếng.

Nhật Minh – Thảo Phượng

Năng lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc