Vụ trụ điện “bê tông trộn đất”: Sẽ không chỉ là cảnh cáo, cách chức!
![]() |
Anh Vũ Ngọc Hồi - ngưới tố cáo việc dùng "bê tông trộn đất" làm trụ điện tại trụ móng bị tố sai phạm. |
Sau nhiều lần “nhấc lên đặt xuống”, nói đi rồi nói lại, Công ty CP Sông Đà 11 – thầu thi công phần trụ móng trên công trình đường dây 220kV Trực Ninh bị tố dùng “bê tông trộn đất” làm trụ điện – đã lên tiếng thừa nhận nội dung tố cáo của người tố cáo là có cơ sở.
Đồng thời, Sông Đà 11 với trách nhiệm của mình đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh thông tin vụ việc. Và sau khi có kết luận kiểm định chất lượng bê tông, Hội đồng kỷ luật của Sông Đà 11 đã ra quyết định cảnh cáo Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách thi công của Chi nhánh Sông Đà 11.7 – đơn vị trực tiếp thi công phần trụ điện bị tố dùng “bê tông trộn đất” làm trụ điện; cash chức Trưởng ban chỉ huy công trường, Đội trưởng đội xây lắp và cảnh cáo 2 cán bộ giám sát kỹ thuật…
Những động thái này của Sông Đà 11 là rất đáng hoan nghênh, thể hiện sự cầu thị, trách nhiệm của Công ty với những nội dung được báo chí phản ánh. Tuy nhiên, với tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ việc thì động thái này của Sông Đà 11 mới chỉ là cách thức xử lý mang tính nội bộ, chưa phải cuối cùng của vụ việc.
Thực tế này cũng được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5. Theo đó, Thứ trưởng Hải cho hay, về hướng xử lý vụ việc, ngày 1/6, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra việc thực hiện quy trình về việc quản lý chất lượng công trình nói trên và làm rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể liên quan đến công trình và giám sát kỹ thuật công trình như quy định. Đồng thời, làm rõ động cơ Công ty CP Sông Đà 11 tự ý thi công vị trí móng số 1 và số 2 mặc dù đã có biên bản yêu cầu tạm dừng thi công mà vẫn cứ thi công, dẫn đến sự việc như ta đã biết… Đặc biệt, Bộ Công Thương đã mời cơ quan an ninh hỗ trợ trong trường hợp cần xác minh rõ nội dung cũng như những phản ánh của nhân dân, làm rõ động cơ của tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện.
Về hình thức xử lý sai phạm, theo Thứ trưởng Hải, Ban cán sự Đảng của Bộ Công Thương đã chỉ đạo: Căn cứ theo kết quả kiểm định, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu EVN xử lý các tập thể, cá nhân sai phạm có thể bằng các hình thức cao nhất – kể cả buộc thôi việc, tùy mức độ sai phạm, hoặc có thể chuyển cơ quan điều tra xử lý nếu có dấu hiệu phạm tội.
Như vậy để thấy rằng, việc Sông Đà 11 đưa các hình thức kỷ luật cảnh cáo, cách chức cán các cán bộ liên quan đến vụ việc trụ điện “bê tông trộn đất” chỉ là hình thức xử lý, kỷ luật nội bộ. Còn rõ ràng, với tính chất và mức độ của vụ việc, những cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc này sẽ phải chịu những hình thức xử lý khác theo các quy định của pháp luật! Đây là đòi hỏi thực tế bởi nếu chỉ kỷ luật cảnh cáo, cách chức là xong thì sẽ không
Thanh Ngọc
-
Khởi công phân khu 35ha The Grand Ho Tram: Cú hích mới cho bất động sản du lịch Việt Nam
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay quay đầu giảm
-
Vì sao sản lượng của OPEC+ giảm mặc dù đã cam kết tăng sản lượng?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/5: Sản lượng dầu thô của OPEC+ giảm
-
Kế hoạch bí mật của EU về khí đốt Nga và ảnh hưởng đối với xuất khẩu LNG của Mỹ