VOBF 2023: Xây dựng định hướng thương mại điện tử thông minh
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức đã diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 (VOBF 2023) với chủ đề “Smart E-commerce - Thương mại điện tử thông minh”.
![]() |
Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng phát biểu khai mạc diễn đàn. |
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng chia sẻ, trong bối cảnh của nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới tại Việt Nam. Khai thác góc nhìn “thông minh” trong thương mại điện tử, diễn đàn tập trung sâu về các xu hướng thương mại điện tử hiện nay và tương lai, các mô hình kinh doanh, giải pháp cho thương mại điện tử trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng, thương mại điện tử thông minh sẽ là xu hướng nổi bật trong năm 2023 khi trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là một xu hướng phát triển tất yếu. Ứng dụng AI sẽ làm thay đổi toàn diện ngành thương mại điện tử không chỉ ở Việt Nam. Vì vậy, “Smart E-commerce” sẽ là câu chuyện dài mà rất nhiều các chuyên gia và các thương hiệu lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử... chia sẻ tại diễn đàn.
Theo VECOM, ngành thương mại điện tử đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới tại Việt Nam. Dù vậy, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại nước ta, đặc biệt là những tháng cuối năm và kéo dài sang năm 2023. Trước bối cảnh khó khăn lớn của nền kinh tế, thương mại điện tử vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Ước tính năm 2022 quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hóa trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hóa khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.
![]() |
Các diễn giả tham gia trao đổi, chia sẻ tại diễn đàn. |
Tại diễn đàn VOBF 2023, các diễn giả và chuyên gia trao đổi, phân tích về nghiên cứu thị trường về hành vi người tiêu dùng thông minh khi mua sắm và thận trọng chi tiêu; Xu hướng thương mại điện tử và mô hình kinh doanh thương mại điện tử thông minh; Mô hình phân phối mới và phương pháp sử dụng hiệu quả KOC/KOL; AI ứng dụng trong thương mại điện tử; Ứng dụng công nghệ thông minh để tăng trưởng đột phá trên thương mại điện tử;
Giải pháp tài chính thông minh cho thương mại điện tử; Phương pháp tăng trưởng đơn hàng thông minh trên Amazon dành cho SMEs xuất khẩu trực tuyến; Case study từ các thương hiệu lớn triển khai chiến dịch thương mại điện tử hiệu quả: Branding và Performance; Case study về quy trình ứng dụng công nghệ tối ưu quản trị hoạt động thương mại điện tử trong Bán lẻ - F&B - Xuất khẩu trực tuyến.
![]() |
Bà Lê Minh Trang - đại diện Nielsen Việt Nam cho biết, hiện xu hướng phổ biến là người tiêu dùng mua sắm theo cách thông minh hơn gắn với lối sống “lạc quan trong thận trọng”. Nghiên cứu của Nielsen tập trung vào nhóm người tiêu dùng có thu nhập phục hồi sau đại dịch và nhóm người thận trọng trong mua sắm (cũng là nhóm người tiêu dùng chiếm phần lớn thị trường) cho thấy, họ chọn mua tại các cửa hàng có mức giá thấp hơn, chuyển sang mua sắm online để tiết giảm chi phí, chủ yếu mua hàng hóa thiết yếu và các nhãn hàng tự sản xuất để có mức giá thấp.
Giám đốc điều hành ACCESSTRADE Việt Nam Đỗ Hữu Hưng nhấn mạnh, việc số hóa hoạt động kinh doanh, ứng dụng thương mại điện tử thông minh cũng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Ông Đỗ Hữu Hưng cho biết, thương mại điện tử không chỉ giới hạn trong bán hàng hóa mà mở rộng tới mảng bán các dịch vụ. Bên cạnh đó, việc kinh doanh trên thương mại điện tử đã mở rộng tới nhiều kênh, trong đó có 4 kênh chính: Bán hàng qua hoạt động marketing; mở shop trên mạng xã hội; mở cửa hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử và điểm bán quét QR…
Theo ông Đỗ Hữu Hưng, các doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử chưa thành công là mải chạy theo trend (xu hướng), đây là cách tiếp cận không bền vì không tạo ra “ma trận điểm chạm”. Bởi kinh doanh thương mại điện tử khác truyền thống ở chỗ người tiêu dùng quyết định rất nhanh. Vì vậy doanh nghiệp xây dựng được nền tảng thương mại điện tử đa kênh sẽ có lợi thế. Hiện nay cần tận dụng lợi thế công nghệ để kinh doanh chứ không phải dựa vào sức và tiền.
Tại diễn đàn, các ý kiến cũng tập trung sâu về các xu hướng thương mại điện tử hiện nay và tương lai, các mô hình kinh doanh, giải pháp tài chính thông minh cho thương mại điện tử hay phương pháp tăng trưởng đơn hàng thông minh trên Amazon dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu trực tuyến...
Bên cạnh các phiên chính với sự tham gia của nhiều chuyên gia, VOBF 2023 còn có phiên kết nối (networking) các chuyên gia với người tham dự tại sự kiện vào cuối ngày. Đây là một hoạt động mới trong khung chương trình VOBF các năm qua đã tạo ra nhiều hoạt động kết nối, giao thương, học hỏi từ chính những người tham dự.
N.H
-
Đưa sản phẩm đặc sản địa phương lên sàn thương mại điện tử
-
Hà Nội: Nhộn nhịp thị trường bánh Trung thu
-
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ
-
Mặt trái của thương mại điện tử và những giải pháp ngăn chặn để phát triển một cách lành mạnh
-
Doanh nghiệp Việt thu triệu đô từ những "cú kích chuột"
-
Cần có chính sách “ngoại giao đơn hàng” hỗ trợ các doanh nghiệp điện tử
-
Xu hướng năng lượng xanh để phát triển bền vững
-
Đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam
-
Chuyển dịch năng lượng công bằng - Cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam
-
Cần ưu tiên đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy chuyển đổi xanh
-
PGS.TS Trần Đình Thiên: Để lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, cần hạn chế “xin - cho”