TPP đã thành hiện thực
![]() |
TPP đã thành hiện thực |
TPP - Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình dương được cho là đã kết thúc với sự gật đầu của 12 nước thành viên tham gia.
12 nước bao gồm Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản, Colombia, Phillippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã tuyên bố kết thúc quá trình đàm phán của thỏa thuận lịch sử này sau 1 tuần nhóm họp tại Atlanta.
12 nước - chiếm 40% kinh tế toàn cầu, đã đồng ý thỏa thuận cắt giảm thuế quan lịch sử từ các mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia, cho đến cải cách thể chế, bảo vệ môi trường và quyền con người...
Cuộc họp các bộ trưởng Kinh tế, Thương mại 12 nước thành viên TPP đã được kéo dài từ ngày 2/10 đến tận 4/10. Ngày 4/10, thời gian họp báo được dời từ 16h15 xuống 18h chiều, rồi tới 22h (giờ Atlanta) rồi hoãn vô thời hạn. Kênh Youtube trực tuyến của họp báo bị gỡ xuống.
![]() | Gia nhập TPP: Ngành chăn nuôi Việt Nam có nguy cơ “phá sản”? |
![]() | Ngành Da giày trông chờ gì từ TPP? |
![]() | Vào TPP: Chăn nuôi gặp “bão” |
![]() | TPP không chỉ là cơ hội |
![]() | Dệt may được gì trong TPP? |
Phòng họp báo sẵn sàng từ lâu nhưng các ngôi sao chính, các bộ trưởng, không xuất hiện. Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Akira Amari đã ra tối hậu thư là ông sẽ không ở quá đêm 4/10 tại Atlanta. TPP buộc phải xong trong ngày nếu không sẽ lại đổ vỡ.
Kịch bản "xong-không xong" này đã diễn ra trong suốt ba năm qua kể từ khi TPP lỡ hẹn mốc cuối 2013 mà lãnh đạo 12 nước trong TPP đưa ra. Lợi ích chằng chéo của 12 nền kinh tế chiếm 40% GDP toàn cầu (trong đó có hai nền kinh tế số 1 và số 3 thế giới) khiến cuộc đàm phán không thể nào suôn sẻ.
TPP cần tới hơn 20 vòng đàm phán (so với các FTA thông thường chỉ cần khoảng một phần ba số này) và gần 10 năm (từ vài nước ban đầu năm 2005). Áp lực của TPP là buộc phải xong trong năm nay trước khi chính trường Mỹ bước vào nước rút của cuộc đua Nhà Trắng vào năm tới. Mỗi vòng đàm phán thêm là một lần cơ hội thêm mỏng dần.
Không ai được tất cả khi ký kết TPP. Khi các nước mở cửa và hạ thuế quan bằng 0 xuống cho hầu hết mặt hàng thì từng nước phải mở cửa cho các mặt hàng họ từng coi là "nhạy cảm" hay "bất khả xâm phạm".
Nhật Bản trong những ngày chót đã đồng ý mở cửa thị trường ôtô nội địa (cuộc tranh cãi mà Mỹ - Nhật đã giằng co nhau suốt nhiều thập kỷ), các mặt hàng nông sản như gạo, thịt bò,…
-
"Rất mơ hồ khi kỳ vọng tân Tổng thống Mỹ sẽ quay lại với TPP"
-
CPTPP có hiệu lực: Kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường lớn tăng mạnh
-
Quyết tâm thực hiện mục tiêu khôi phục Nhà máy theo chủ trương, kế hoạch đã được Bộ chính trị, Chính phủ phê duyệt
-
Thời điểm quan trọng để tạo bước đột phá trong đàm phán Hiệp định RCEP
-
MRT 23 đạt được những kết quả thiết thực
-
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5