Ngành Da giày trông chờ gì từ TPP?
Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đạt 7,35 tỷ USD, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ, con số kim ngạch xuất khẩu 14 tỷ USD trong năm 2015 là hoàn toàn có thể đạt được. Ngành da giày, túi xách Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh trong những năm tới với dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt đến 22 tỷ USD vào năm 2020 và khoảng 30 tỷ USD vào năm 2025.
|
Ngành da giày kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới |
Các doanh nghiệp nhận định, các qua Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là TPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu của ngành da giày khi hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ. Đặc biệt, với sự tham gia của Hoa Kỳ trong TPP, một thị trường rất lớn tạo sức hút với các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới không riêng gì các doanh nghiệp Việt.
Các doanh nghiệp da giày kỳ vọng, khi TPP được ký kết sẽ có thể giảm và tiến tới xoá bỏ thuế suất đánh vào các mặt hàng da giày khi xuất khẩu sang các nước trong TPP, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, một thị trường lớn của ngành da giày Việt Nam. Vì hiện nay mức thuế suất vào thị trường Hoa Kỳ khá cao, trung bình là 27%, nhiều nhóm hàng thuế suất lên tới 58 – 60%.
Vào TPP: Chăn nuôi gặp “bão” Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự đoán sẽ được ký kết vào cuối năm 2015. Việt Nam, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn với tình trạng nền kinh tế như hiện nay. Bên cạnh những ngành xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày… thì nông nghiệp đã và đang dành được sự chú ý đặc biệt trong “bước ngoặt” hội nhập này. Vậy thực trạng của chúng ta hiện nay ra sao? |
Còn lại gì sau các Hiệp định thương mại tự do? Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thì cơ hội về thị trường, xuất khẩu, đầu tư và nhiều mặt khác là không thể phủ nhận. Nhưng ở một khía cạnh khác khi cam kết mở cửa càng rộng thì không gian chính sách để hỗ trợ nền kinh tế trong nước lại càng bị thu hẹp. Đến nay, tính toán về lợi – hại khi tham gia các FTA vẫn còn nhiều tranh luận. |
TPP không chỉ là cơ hội Theo nhận định của các chuyên gia, khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được triển khai, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hóa nền kinh tế Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc kinh tế vào một hay một số đối tác nhất định, đảo ngược tình trạng nhập siêu khá lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt từ một số thị trường. Nhưng ở chiều hướng ngược lại, Việt Nam cũng sẽ chịu sự xâm nhập, cạnh tranh gay gắt từ các nước đối tác trong TPP. |
Tuy nhiên, điều khiến các doanh nghiệp băn khoăn là theo các FTA cũng như TPP sắp tới thì đáp ứng quy tắc xuất xứ là một trong những nội dung quan trọng để được hưởng ưu đãi về thuế. Trong khi đó, hàm lượng nội địa hoá của ngành da giày nước ta còn là một vấn đề đáng lưu tâm bởi phần lớn nguyên phụ liệu ngành này đang được nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ, đây là những quốc gia hiện không tham gia vào TPP.
Bên cạnh xuất khẩu, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp ngành da giày cần quan tâm hơn nữa đến thị trường nội địa, một thị trường được đánh giá là rất tiềm năng nhưng hiện nay mức độ cung ứng của các doanh nghiệp cho thị trường trong nước mới chỉ khoảng 30%.
Mai Phương
Năng lượng Mới
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025