Tin kinh tế ngày 08/07: Việt Nam có nhiều nỗ lực trong phục hồi kinh tế toàn cầu

19:35 | 08/07/2021

3,892 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việt Nam có nhiều nỗ lực trong phục hồi kinh tế toàn cầu; Xuất khẩu dệt may tăng hơn 15%; Cục thuế Hà Nội công bố doanh nghiệp nợ thuế; Mỹ dự kiến thảo luận việc áp thuế với Việt Nam là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 08/07

Việt Nam: Nhiều nỗ lực trong phục hồi kinh tế toàn cầu

Ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới là Moody’s, S&P và Fitch đều đưa ra nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng trong phục hồi kinh tế toàn cầu.

Tin kinh tế ngày 08/07: Việt Nam có nhiều nỗ lực trong phục hồi kinh tế toàn cầu
Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới có nền kinh tế phục hồi tốt, tăng trưởng ổn định kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát

Theo đó, tháng 5 năm nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức trên đồng loạt nâng mức đánh giá lên “Tích cực”; kinh tế dự báo tiếp tục phục hồi tốt, tăng trưởng ổn định và là điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được cho là trung tâm của các chuỗi cung ứng đang dịch chuyển và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương.

Điểm sáng mà S&P dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt trong những năm tới là vị thế điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc.

"Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt để phục hồi vững chắc trong vòng một đến 2 năm tiếp theo nhờ vào các giải pháp hiệu quả cao của Chính phủ để kiềm chế dịch trong nước" - S&P nhận định.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đánh giá trên cũng đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế” trong công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam.

Trong năm 2020, đã có 124 lượt hạ bậc và 133 lượt hạ triển vọng trên toàn thế giới. Có 16 quốc gia bị hạ bậc trên toàn thế giới từ kết quả đánh giá của 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn toàn cầu nói trên.

Ngoài ra, tháng 3 năm nay, Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam đạt khoảng 6,6% và lạm phát khoảng 4% (mức dự báo nào chưa cập nhật hết tác động của đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư đang diễn biến phức tạp).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia nhiều nỗ lực trong phát triển năng lượng tái tạo và kinh tế số. Vào tháng 2, kết quả nghiên cứu mới nhất của hãng IHS Markit (Anh) cho thấy Việt Nam nằm trong danh sách các nước dẫn đầu về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở khu vực; đứng thứ 3 trong các thị trường mới nổi về chính sách thu hút đầu tư vào điện gió và điện mặt trời.

Hãng này nhận định, Australia, Nhật Bản và Việt Nam đang dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Chỉ số bổ sung năng lượng tái tạo của IHS, mạng lưới phát triển năng lượng tái tạo đã tăng vọt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khoảng 1/3 số dự án năng lượng đang được xây dựng (khoảng 80 gigawatt) để sản xuất điện gió và điện mặt trời, thủy điện và các loại năng lượng tái tạo khác ở 16 thị trường trọng điểm trong khu vực.

Australia đứng đầu chỉ số với 89% công suất đang được xây dựng là điện gió, điện mặt trời hoặc điện sinh khối. Xếp thứ 2 là Nhật Bản. Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực khi đưa ra biểu giá điện tốt để thu hút đầu tư vào điện gió và điện Mặt Trời. Tiếp theo là Hàn Quốc xếp thứ tư.

Về kinh tế số, cũng trong tháng 2, tổ chức UNCTAD công bố báo cáo cho biết Việt Nam nằm trong nhóm 10 nền kinh tế đang phát triển có chỉ số thương mại điện tử B2C tốt nhất khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Tây Á; đứng thứ 9 khu vực và 63 toàn cầu.

Xuất khẩu dệt may tăng hơn 15%

6 tháng đầu năm 2021 dệt may khởi sắc khi xuất khẩu tăng hơn 15%. Song đà tăng có thể bị lung lay nếu chiến lược tiêm vắc xin cho người lao động không được đẩy nhanh...

Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may quý 2/2021 đạt 8 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ. Cộng dồn 6 tháng đầu năm, dệt may xuất khẩu ước đạt 18,47 tỷ USD, tăng 19,22%so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 2,47% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng may mặc với kim ngạch 13,7 tỷ USD, tăng 11,25% so với cùng kỳ. Xuất khẩu xơ sợi đạt 2,64 tỷ USD, tăng 64,2%. Xuất khẩu vải đạt 1,115 tỷ USD, tăng 31,3%. Xuất khẩu vải địa kỹ thuật đạt 367 triệu USD, tăng 88,2%. Xuất khẩu phụ liệu dệt may đạt 597 triệu USD, tăng 23%.

Tính riêng 5 tháng, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 6,02 tỷ USD, tăng 24,19% so với 5 tháng đầu năm 2020. Xuất khẩu sang các thị trường CPTPP đứng thứ 2 với 1,95 tỷ USD, nhưng chỉ tăng 2,03% so với 5 tháng đầu năm 2020.

Tiếp đến là thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu 1,21 tỷ USD, tăng 14,38% so với 5 tháng đầu năm 2020… Điển hình nếu so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường thành viên EU tiêu thụ lớn đều tăng trưởng ở mức cao như Hà Lan tăng 27,45%, Pháp tăng 41,57%, Bỉ tăng 17,27%, Italia tăng 30,25%...

Những con số này trái ngược hoàn toàn với năm 2020, bởi theo Hiệp hội dệt may (Vitas), thời điểm này năm ngoái khi đợt dịch thứ 2 bùng phát, các doanh nghiệp dệt may trong trạng thái trông chờ đơn hàng có khi tính theo tuần và đối tác liên tục hoãn, huỷ đơn hàng, nhưng năm nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có đơn hàng tới hết năm.

Dự báo xuất khẩu dệt may năm 2021 nhiều khả năng sẽ hoàn thành mục tiêu 39 tỷ USD. Song khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp lúc này chính là thiếu lao động chất lượng cao, đồng thời là áp lực về phòng chống dịch tại địa phương và nhà máy do nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Cục thuế Hà Nội công bố doanh nghiệp nợ thuế

Cục thuế TP Hà Nội vừa công khai nợ thuế đối với 916 người nộp thuế, với tổng số nợ tính đến thời điểm 31/5/2021 là 397,4 tỷ đồng...

Bước sang năm 2021, đặc biệt là những tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh trên cả nước và Thủ đô tiếp tục diễn biến phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo áp lực cho công tác thu ngân sách Nhà nước nói chung và công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng nói riêng.

Trong giai đoạn người nộp thuế phải chống đỡ nhiều thiệt hại do dịch bệnh gây ra, ưu tiên các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế. Công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế đòi hỏi sự mềm dẻo, thuyết phục và sáng tạo. Nhưng cần sự quyết tâm, quyết đoán để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu do Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và Thành phố giao. Cục thuế TP Hà Nội nhấn mạnh, chủ dự án, doanh nghiệp nêu trên sớm thu xếp được nguồn Tài chính để nộp các khoản tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước theo đúng quy định.

Mỹ: Dự kiến thảo luận việc áp thuế với Việt Nam

Mỹ dự kiến thảo luận việc áp thuế với Việt Nam về các hành vi tiền tệ từng được chính quyền Trump xem là không hợp lý, bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ.

Theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Tổng thống Joe Biden lên kế hoạch tổ chức cuộc họp về vấn đề này vào ngày 7/7. Thành phần tham gia gồm quan chức của Bộ Thương mại, Tài chính, Hội đồng An ninh Quốc gia và Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR)

Cuộc họp này diễn ra khi hạn chót tháng 10 - một năm sau khi Washington bắt đầu điều tra, để áp thuế theo Mục 301 Đạo luật Thương mại 1974 đang đến gần.

Trong những ngày cuối của chính quyền Trump, Mỹ cho rằng các hành vi tiền tệ của Việt Nam là "bất hợp lý và cản trở doanh nghiệp Mỹ" nhưng không áp thuế trừng phạt.

Cuộc điều tra thương mại trên vẫn chưa kết thúc. Nếu Mỹ quyết định chính thức đề xuất áp thuế với hàng hoá từ Việt Nam, Washington cần thời gian để lấy ý kiến và tổ chức các buổi điều trần. Theo các chuyên gia thương mại, điều này đồng nghĩa với việc bước đi đầu tiên là công bố danh sách sản phẩm đề xuất áp thuế cần phải thực hiện trong vài tuần tới.

Adam Hodge, người phát ngôn viên USTR nói rằng cơ quan này đang tiến hành điều tra các hành vi tiền tệ của Việt Nam và từ chối bình luận thêm. Bộ Tài chính, Thương mại, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng không bình luận về vấn đề này.

Chính quyền Biden đã có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn với các vấn đề tiền tệ so với người tiền nhiệm. Cuối năm ngoái, Bộ Tài chính dưới thời Trump đã dán nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam và Thụy Sỹ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ đã gỡ bỏ Việt Nam, Thụy Sỹ, Đài Loan khỏi danh sách hồi tháng 4. Cơ quan này cho biết "không có đủ bằng chứng" để kết luận ba đối tác thao túng tiền tệ để tạo lợi thế cạnh tranh thương mại.

Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi trong 5 năm qua.

M.C

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
AVPL/SJC HCM 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
AVPL/SJC ĐN 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,330 ▲400K 11,610 ▲350K
Nguyên liệu 999 - HN 11,320 ▲400K 11,600 ▲350K
Cập nhật: 21/04/2025 14:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.500 ▲4000K 116.900 ▲3400K
TPHCM - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Hà Nội - PNJ 113.500 ▲4000K 116.900 ▲3400K
Hà Nội - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Đà Nẵng - PNJ 113.500 ▲4000K 116.900 ▲3400K
Đà Nẵng - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Miền Tây - PNJ 113.500 ▲4000K 116.900 ▲3400K
Miền Tây - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.500 ▲4000K 116.900 ▲3400K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.500 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.500 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.500 ▲4000K 116.900 ▲3400K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.500 ▲4000K 116.900 ▲3400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.500 ▲4000K 116.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.380 ▲3990K 115.880 ▲3990K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 112.670 ▲3970K 115.170 ▲3970K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.440 ▲3960K 114.940 ▲3960K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.650 ▲3000K 87.150 ▲3000K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.510 ▲2340K 68.010 ▲2340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.910 ▲1670K 48.410 ▲1670K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.860 ▲3670K 106.360 ▲3670K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.410 ▲2440K 70.910 ▲2440K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.050 ▲2600K 75.550 ▲2600K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.530 ▲2720K 79.030 ▲2720K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.150 ▲1500K 43.650 ▲1500K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.930 ▲1320K 38.430 ▲1320K
Cập nhật: 21/04/2025 14:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,220 ▲400K 11,790 ▲450K
Trang sức 99.9 11,210 ▲400K 11,780 ▲450K
NL 99.99 11,220 ▲400K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,220 ▲400K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,450 ▲400K 11,800 ▲450K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,450 ▲400K 11,800 ▲450K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,450 ▲400K 11,800 ▲450K
Miếng SJC Thái Bình 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Miếng SJC Nghệ An 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Miếng SJC Hà Nội 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Cập nhật: 21/04/2025 14:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16092 16359 16942
CAD 18227 18503 19124
CHF 31405 31784 32420
CNY 0 3358 3600
EUR 29204 29474 30503
GBP 33857 34247 35192
HKD 0 3205 3407
JPY 177 181 187
KRW 0 0 18
NZD 0 15227 15822
SGD 19322 19601 20118
THB 698 761 814
USD (1,2) 25627 0 0
USD (5,10,20) 25665 0 0
USD (50,100) 25693 25727 26068
Cập nhật: 21/04/2025 14:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,720 25,720 26,080
USD(1-2-5) 24,691 - -
USD(10-20) 24,691 - -
GBP 34,183 34,276 35,202
HKD 3,278 3,288 3,388
CHF 31,515 31,613 32,503
JPY 180.22 180.55 188.6
THB 745.38 754.59 807.38
AUD 16,394 16,454 16,894
CAD 18,514 18,573 19,072
SGD 19,513 19,574 20,195
SEK - 2,673 2,767
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,925 4,061
NOK - 2,442 2,533
CNY - 3,515 3,610
RUB - - -
NZD 15,193 15,334 15,788
KRW 16.97 17.69 19
EUR 29,347 29,371 30,627
TWD 720.94 - 872.81
MYR 5,525.32 - 6,234.49
SAR - 6,786.6 7,144.03
KWD - 82,350 87,565
XAU - - -
Cập nhật: 21/04/2025 14:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,700 25,720 26,060
EUR 29,244 29,361 30,452
GBP 34,008 34,145 35,117
HKD 3,270 3,283 3,390
CHF 31,496 31,622 32,544
JPY 179.63 180.35 187.93
AUD 16,241 16,306 16,835
SGD 19,514 19,592 20,127
THB 760 763 797
CAD 18,425 18,499 19,017
NZD 15,221 15,730
KRW 17.46 19.26
Cập nhật: 21/04/2025 14:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25710 25710 26070
AUD 16209 16309 16872
CAD 18403 18503 19054
CHF 31630 31660 32550
CNY 0 3516.2 0
CZK 0 1080 0
DKK 0 3810 0
EUR 29352 29452 30325
GBP 34125 34175 35278
HKD 0 3320 0
JPY 181.06 181.56 188.07
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.4 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6000 0
NOK 0 2490 0
NZD 0 15262 0
PHP 0 422 0
SEK 0 2633 0
SGD 19465 19595 20326
THB 0 725.8 0
TWD 0 770 0
XAU 11500000 11500000 11900000
XBJ 11200000 11200000 11800000
Cập nhật: 21/04/2025 14:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,710 25,760 26,080
USD20 25,710 25,760 26,080
USD1 25,710 25,760 26,080
AUD 16,307 16,457 17,533
EUR 29,490 29,640 30,820
CAD 18,351 18,451 19,774
SGD 19,534 19,684 20,160
JPY 180.82 182.32 186.97
GBP 34,233 34,383 35,162
XAU 11,598,000 0 11,802,000
CNY 0 3,400 0
THB 0 762 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 21/04/2025 14:45