Thực thi đồng bộ nhiều giải pháp
Đồng loạt giảm lãi suất cho vay
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu |
Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ toàn ngành ngân hàng diễn ra vào ngày 9-1 mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng khẳng định, giảm lãi suất cho vay là một nội dung trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2018.
Thực hiện chủ trương của NHNN cũng như góp phần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) đã trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay. Theo đó, kể từ ngày 10-1-2018, ngân hàng này giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ mức 6,5%/năm xuống còn tối đa 6,0%/năm. Đồng thời giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên, có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng ban hành mức lãi suất cho vay ưu đãi dành cho những đối tượng ưu tiên theo quy định của NHNN. Mức lãi suất nhiều khoản vay giảm còn 6%/năm, áp dụng cho những khoản giải ngân mới áp dụng từ nay cho đến hết 2018.
Từ giữa năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1424/QĐ-NHNN về việc giảm 0,25% đối với lãi suất điều hành và 0,5% đối với lãi suất cho vay trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế. |
Trong một động thái tương tự, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho hay, kể từ ngày 15-1, BIDV sẽ điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn xuống mức tối đa 6%/năm, áp dụng đối với khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục triển khai các gói tín dụng cạnh tranh quy mô lớn với lãi suất ưu đãi, mức lãi suất cho vay thấp hơn 1,0-1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường.
Việc quyết định giảm lãi suất lần này của các ngân hàng là sự hỗ trợ tích cực nhất đối với nhóm khách hàng ưu tiên và khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.
Được biết, các doanh nghiệp trong lĩnh vực như: nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; ứng dụng công nghệ cao và khởi nghiệp... là đối tượng được áp dụng. Đây là động thái tích cực nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế trong năm 2018.
Áp lực cho ngân hàng vừa và nhỏ
Theo các chuyên gia năm 2017, ngành ngân hàng có nhiều điểm sáng như tăng trưởng tín dụng, giảm nợ xấu... Thế nhưng việc giảm lãi suất trong thời điểm hiện nay sẽ gây một phần áp lực đối với các ngân hàng nhỏ.
![]() |
Hàng loạt ngân hàng hạ lãi suất cho vay (ảnh minh họa) |
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết: “Các ngân hàng hiện tại đang cố gắng giảm lãi suất. Như vậy, lãi suất năm 2018 sẽ hạ để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đây là quyết tâm của Chính phủ và NHNN cũng như toàn ngành ngân hàng là hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời điểm này việc hạ lãi suất cũng là một vấn đề cho các ngân hàng nhỏ”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, để hạ được lãi suất cho vay thì trước tiên phải hạ lãi suất huy động. Bởi biên độ lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam rất mỏng. “Hiện tại, biên độ này ở Việt Nam là không quá 2,5%, thậm chí có những ngân hàng biên độ lợi nhuận chỉ có 2%, mà trong 2% đó là phải bù trừ cho dự trữ bắt buộc, rồi chi phí hoạt động và chi phí cho rủi ro. Nhưng nếu giảm lãi suất huy động thì lượng khách hàng sẽ bị giảm, đây là một khó khăn cho rất nhiều ngân hàng.
Để các ngân hàng có thể hạ lãi suất, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trước tết, NHNN nên bơm thanh khoản vào thị trường ngân hàng nhiều hơn nữa. Đồng thời, giảm lãi suất điều hành như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn. Bên cạnh đó, việc giảm lạm pháp là vô cùng quan trọng bởi lạm phát là tiền đề giảm được lãi suất cho vay, trong tình hình hiện nay lạm pháp phải giảm xuống mức 3%. Mặt khác, lãi suất của trái phiếu chính phủ cần thấp hơn lãi suất của ngân hàng. Do vậy, tiền đề cho việc giảm lãi suất cho vay thì những vẫn đề như thanh khoản, lạm phát, trái phiếu cũng phải giảm theo.
Việc giảm lãi suất ngân hàng là cách để giúp đỡ các doanh nghiệp. Do đó, nếu không có phương án hiệu quả để giảm lãi suất thì cả ngân hàng và doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để phát triển.
heo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tăng trưởng tín dụng năm 2017 vượt hơn 2,46% so với tăng trưởng huy động. Tuy nhiên, thanh khoản của hệ thống ngân hàng năm 2017 vẫn được đảm bảo nhờ việc NHNN mua 7,5 tỉ USD trong cả năm, trong khi chỉ hút vào gần 31 nghìn tỉ đồng qua kênh tín phiếu. |
Đông Nghi - Thiên Minh
-
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5