Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5
![]() |
Ảnh: Rigzone |
Cùng PetroTimes điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua:
1. Na Uy đang tìm cách mở rộng khai thác dầu khí bằng một vòng cấp phép mới tại các khu vực biên giới, với việc quốc hội chỉ đạo chính phủ thiểu số của Na Uy tạo điều kiện cho điều này.
Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên đường ống lớn nhất cho Châu Âu và tự hào có quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới nhờ dầu khí.
2. Nga đang trong giai đoạn đàm phán tích cực với Trung Quốc về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2 để đưa thêm khí đốt của Nga đến Trung Quốc, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Tsivilev cho biết trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm Moscow.
Mặc dù có các cuộc đàm phán "tích cực", nhưng không có khả năng Nga và Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận về đường ống dẫn khí đốt trước ngày 9 tháng 5, hãng thông tấn Nga TASS trích lời Tsivilev nói với các phóng viên.
3. Kazakhstan không có bất kỳ kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô và condensate vào tháng 5, Bộ năng lượng nước này cho biết, vì OPEC+ tiếp tục khiến nhóm này đau đầu khi liên tục phá vỡ hạn ngạch trong thỏa thuận.
Kazakhstan, một trong những nước khai thác vượt mức lớn nhất theo thỏa thuận cùng với Iraq, có kế hoạch giữ nguyên mức sản lượng dầu thô và condensate trong tháng 5 giống như tháng 4 và cao hơn một chút so với tháng 3, Bộ năng lượng Kazakhstan trả lời Bloomberg qua email.
4. Theo nguồn tin của Reuters, gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước ADNOC của Abu Dhabi được cho là đang trên đường đạt được sự chấp thuận chống độc quyền vô điều kiện của EU cho thương vụ mua lại Covestro của Đức trị giá 14,7 tỷ euro (16,6 tỷ USD).
Ủy ban Châu Âu, dự kiến sẽ ra quyết định vào ngày 12/5. Điều này mở đường cho thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của ADNOC và là một cột mốc quan trọng trong chiến lược chuyển hướng khỏi dầu thô và hướng tới hạ nguồn.
5. Các công ty dầu mỏ lớn không có kế hoạch cắt giảm ngân sách mặc dù giá dầu đang giảm và nhiều thùng dầu hơn chuẩn bị tung ra thị trường.
Với nhu cầu tăng ở Châu Á và OPEC+ chuẩn bị nới lỏng cắt giảm sản lượng nhanh hơn dự kiến, Exxon, Chevron, Shell và TotalEnergies đang sẵn sàng bơm nhiều hơn chứ không phải ít hơn.
6. Thị trường dầu thô đã chịu một cú sốc mới vào cuối tuần qua sau khi OPEC+ khiến các nhà giao dịch choáng váng vì mức tăng sản lượng lớn hơn dự kiến cho tháng 6.
Trong một cuộc họp trực tuyến vào ngày 3/5, các nhà khai thác chính do Ả Rập Xê-út và Nga dẫn đầu đã đồng ý tăng sản lượng chung thêm 411.000 thùng/ngày, gần gấp ba lần so với khối lượng dự kiến ban đầu.
Bình An
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 9/5: Slovakia chỉ trích lộ trình của Uỷ ban Châu Âu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 8/5: Na Uy mở rộng khai thác dầu khí
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 7/5: Sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch của Mỹ giảm xuống dưới 50%
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 6/5: EU công bố lộ trình loại bỏ dần khí đốt của Nga
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 5/5: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ