Tại sao thương hiệu Việt còn yếu thế?
Để phân tích về sức sống và giá trị thương hiệu Việt Nam, chúng ta cần nhìn nhận trên những vấn đề:
Văn hóa Việt Nam xưa không biết đến thương hiệu, không quan tâm và không hiểu gì về giá trị thương hiệu. Khái niệm thương hiệu chỉ bắt đầu được làm quen và bắt đầu được xây dựng từ khi chúng ta có nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, so với thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, đã tập trung xây dựng thương hiệu được hàng trăm năm, ngàn năm, thì chúng ta kém họ ở thời gian là lẽ đương nhiên. Chúng ta mới bắt đầu tập tành xây dựng thương hiệu được chừng hơn hai chục năm tính từ thập niên chín mươi thế kỷ 20 cho đến nay. Hai mươi năm chúng ta bắt đầu làm quen và xây dựng thương hiệu thì không là gì khi so sánh với các thương hiệu hàng trăm năm của thế giới. Đơn cử, Mỹ có những thương hiệu hơn 200 năm, Nhật Bản có thương hiệu tới cả ngàn năm. Trong khi đó, vấn đề thời gian là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc xây dựng và tạo giá trị thương hiệu. Thời gian hoàn toàn có thể đẻ ra giá trị kép cho thương hiệu.
![]() |
Bên cạnh đó, người Việt Nam có thói quen thấp kém, đó là “Côi cút làm ăn, lo toan nghèo khó”. Chúng ta kém kết nối, ít bắt tay với nhau trong làm ăn kinh tế, thường chỉ làm đơn lẻ, và quẩn quanh với tư tưởng thoát nghèo, nên đương nhiên động lực nhỏ thì tạo nên doanh nghiệp nhỏ, tạo nên thương hiệu kém, yếu thế. Đơn lẻ thì nhỏ và yếu, thiếu khả năng cạnh tranh trên thương trường.
Phần đông dân ta có gốc nông nghiệp, sản xuất lúa nước, làm ăn theo kiểu tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu. Trong lịch sử bốn ngàn năm của chúng ta, không có truyền thống kinh doanh, không làm thương hiệu, cũng không có ý thức cạnh tranh phát triển thương trường. Khi chúng ta không có ý thức, cũng như không tạo thói quen khởi nghiệp kinh doanh, thì tất nhiên ta không có thương hiệu, không làm ăn lớn thì cũng không có thương hiệu lớn.
Thậm chí, qua hơn hai mươi năm chúng ta làm quen với kinh tế thị trường đặc thù kiểu Việt Nam, xây dựng thương hiệu, thì nhiều thương hiệu vẫn yếu, lắm thương hiệu chết yểu. Có những thương hiệu đã tồn tại trên thị trường tới 20 năm, rồi lặng lẽ biến mất… Lý do cơ bản để qua hơn hai thập kỷ, đa phần thương hiệu Việt không lớn nổi, là do ta vẫn đặt kỳ vọng thấp, đa số chỉ muốn làm để thoát nghèo, chứ chưa phải làm để giàu, chưa kể tâm lý và thói quen “ngăn sông cấm chợ” đâu đó còn rơi rớt, cản trở đáng kể tới sự phát triển của thương hiệu Việt.
Trong hơn hai mươi năm đó, chúng ta cũng phải thấy rằng, khi Liên Xô tan rã, khối Đông Âu sụp đổ, mới khiến một đội ngũ những người từng học tập, làm việc ở Liên Xô cũ, ở một số nước Đông Âu trở về Việt Nam làm ăn. Họ có kiến thức nền tảng vững chắc, được trải nghiệm môi trường kinh tế châu Âu, nên khi về Việt Nam đã xây dựng nên những thương hiệu đáng chú ý như VinGroup, FPT, SunGroup, VinaMilk, Cà phê Trung Nguyên, Viettel, Vietjet… Như vậy, muốn có được thương hiệu, cũng cần có những con người thoát được tư tưởng “côi cút làm ăn”…
Muốn có được thương hiệu, cũng cần có những con người thoát được tư tưởng “côi cút làm ăn”, biết đặt kỳ vọng lớn để phấn đấu. |
TS Phan Quốc Việt
-
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5