Syria: Nga thắng - Mỹ bại?

07:00 | 11/11/2015

5,267 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong khi người dân Mỹ tỏ ra thất vọng về chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo của Tổng thống Barack Obama thì một bộ phận phe đối lập ôn hòa Syria, vốn đang được Mỹ bị bảo trợ, lại bỏ hàng ngũ để gia nhập mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Các chuyên gia cho rằng chiến lược của Mỹ tại Syria có thể dẫn đến thất bại.
syria nga tha ng my ba i Mỹ sẽ tăng cường không kích IS ở Syria
syria nga tha ng my ba i Nga bắt đầu thấy 'lạnh lưng' ở chiến trường Syria

Người Mỹ thất vọng với cách Obama chống IS

Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy người Mỹ thất vọng trước những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama để chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Trung Đông - một số người tin là ông Obama làm quá ít trong lúc những người khác cho rằng ông đã không giữ lời hứa là chấm dứt sự can dự quân sự của Mỹ trong khu vực.

syria nga tha ng my ba i
Một bộ phận quân đội nổi dậy Syria gia nhập khủng bố

Cuộc thăm dò của Hãng AP còn cho thấy hơn 60% những người được hỏi ý kiến hồi trung tuần tháng 11/2015 bác bỏ những thắng lợi mà chính quyền ông Obama nói về trong cuộc chiến với IS ở Iraq và Syria.

Hơn một năm trước, Tổng thống Obama cho phép tiến hành một chiến dịch không kích quy mô lớn nhắm vào nhóm IS ở Iraq và Syria. Hồi gần đây, Mỹ còn phái 50 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt tới Syria để cố vấn cho các lực lượng người Kurd và Arập chống lại IS. Nhưng sự ủng hộ đối với chiến dịch đó giờ đã sút giảm, với 38% ủng hộ so với tỷ lệ hồi tháng 9/2014 là phân nửa ủng hộ và phân nửa chống đối.

Theo Hãng tin Nga Sputnik ngày 5/11, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về khu vực Trung Đông, Anne Patterson thừa nhận một bộ phận của phe đối lập ôn hòa ở Syria đã chuyển sang nhóm cực đoan al-Nusra Dzhebhat - nhánh của tổ chức khủng bố Al-Qaeda.

Phát biểu trong một phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ, bà Patterson cho biết, Al-Nusra Dzhebhat đã tiếp nhận các thành viên của nhóm đối lập ôn hòa ở Syria. Có thể một số thành viên của phe đối lập buộc phải tham gia al-Nusra Dzhebhat vì họ không còn biết đi đâu. Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã né tránh câu hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng cho hành động chung nào đó với al-Nusra Dzhebhat hay không.

Trước tình hình hiện nay, tờ Washington Post cho rằng, các bước đi quân sự và ngoại giao mà Mỹ đang thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria không chỉ không tạo thành một chiến lược nhất quán mà còn mâu thuẫn với nhau. Theo tờ báo Mỹ, chẳng hạn chính quyền Obama đã thông báo về việc gửi lực lượng đặc nhiệm tới Syria. Tờ báo nhắc nhở rằng, một trong những nhiệm vụ của lính đặc nhiệm Mỹ là giúp giải phóng phố Raqqa khỏi IS.

Tuy nhiên, trong cùng một ngày, tại hội nghị quốc tế ở Vienna đã thảo luận về giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Syria. Tại Hội nghị ở Vienna, Ngoại trưởng Kerry đã tìm cách ấn định thời gian để Tổng thống Syria Bashar Assad từ chức, nhưng Nga và Iran đã bác bỏ đề xuất của ông.

Tờ Washington Post cho rằng, Moskva và Tehran đang sử dụng lực lượng quân sự để đạt được mục tiêu của họ ở Syria.

Theo Washington Post, các bước đi của ông Obama không nhất quán và không thể dẫn đến sự giải phóng Raqqa trong tương lai gần. Mới đây, chính quyền Obama tuyên bố, Mỹ sẽ trợ giúp 100 triệu USD cho phe đối lập tại Syria, mà hành động này cũng là trái với các nỗ lực ngoại giao của Mỹ.

Tờ báo Mỹ lưu ý rằng, các nhóm vũ trang được cấp sự hỗ trợ không chỉ không chiến đấu chống lại chế độ Tổng thống al-Assad, mà còn nhiều khi không chia sẻ các mục tiêu chính trị đã được công bố tại Hội nghị ở Vienna. Người Kurd ở Syria muốn thành lập một khu tự trị, trong khi các nhà ngoại giao tìm cách hợp nhất các lực lượng tại Syria và duy trì các cơ chế nhà nước, tờ Washington Post viết.

Tờ báo kết luận, các động thái quân sự và ngoại giao của Mỹ không có sự liên kết với nhau và không tạo thành một chiến lược nhất quán, có thể dẫn đến thất bại.

Nga đang trên đà thắng?

Trong khi ấy về phía Nga, cuộc không kích IS sau hơn một tháng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Với sự hỗ trợ của không quân Nga, lực lượng chính phủ Damas đã lấy lại được một số địa bàn do IS và phe đối lập kiểm soát. Tuy nhiên, ngày 5/11, Nga thông báo gửi hệ thống tên lửa phòng không tới Syria. Lý giải cho quyết định này của Moskva, các chuyên gia cho rằng kể từ khi không kích IS cho đến nay, Nga đã gửi tới Syria máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, trực thăng, tàu chiến và hệ thống tên lửa tới Syria. Như vậy về khả năng tấn công Nga có thừa, nhưng phòng thủ thì chưa đủ.

Có lẽ Nga đã biết được điểm yếu duy nhất hiện nay của các căn cứ quân sự của mình ở Syria là bị đánh từ trên không, do tin rằng, IS và lực lượng chống chính phủ Damas chưa có máy bay ném bom hay máy bay chiến đấu. Nhưng trong thời gian gần đây, tin tức tình báo cho biết, có thể một số nước đang “tạo điều kiện” cho IS hay phe đối lập Syria lấy cắp máy bay chiến đấu. Nếu căn cứ Nga tại Syria bị tấn công từ trên không sẽ là một yếu tố hoàn toàn bất ngờ và có thể khiến Nga bẽ mặt.

Tư lệnh Không quân Nga nói với tờ báo Komsomolskaya Pravda: “Chúng tôi đã tính đến tất cả các mối đe dọa tiềm năng. Giả sử có hành vi trộm máy bay quân sự trên lãnh thổ các nước láng giềng Syria và tấn công chúng ta. Vì vậy chúng ta phải sẵn sàng cho điều này”.

Động thái của Nga được đưa ra trong bối cảnh phe đối lập Syria ngày 4/11 thông báo đã bắn hạ máy bay của quân chính phủ Assad ở tỉnh miền Tây Hama khiến phi công phải nhảy dù. Mặc dù người phát ngôn của phe đối lập thuộc lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) Yasser Shehadeh nói họ đã bắn hạ chiếc máy bay này bằng súng máy nhưng giới chuyên gia cho rằng có thể họ đã nói dối. Để bắn hạ được máy bay chiến đấu của quân đội chính phủ Damas hiện nay, phe đối lập chỉ có thể sử dụng tên lửa vác vai do Mỹ cung cấp.

Các hoạt động chống Nga tại Syria ngày càng gia tăng nhất là khi nước này chưa có kế hoạch gì cho việc rút quân. Trong khi kẻ thù trong bóng tối có thể tấn công các căn cứ và quyền lợi của Nga tại Syria bất cứ lúc nào thì việc Moskva tăng khả năng phòng vệ là việc làm cần thiết vào lúc này.

H.Phan

Năng lượng Mới 473