Phòng chống dịch Covid-19: Trên dưới một lòng, kiểm soát dịch thành công, khôi phục kinh tế - xã hội

09:08 | 01/10/2021

120 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tiểu Ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa ban hành kế hoạch truyền thông chống dịch từ ngày 1/10 đến 7/10 với thông điệp “Trên dưới một lòng, kiểm soát dịch thành công, khôi phục kinh tế - xã hội”.

Theo đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã ứng biến, điều chỉnh nhanh, trúng, chuyển từ phòng ngự sang tấn công với “5K + vắc xin + xét nghiệm + công nghệ + ý thức người dân”.

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo; an toàn trật tự xã hội được giữ vững; đời sống của nhân dân trong vùng dịch được ổn định, từng bước phục hồi sản xuất trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể; sự cống hiến, hy sinh của lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an; sự tham gia của các Tổ COVID cộng đồng, tổ chức, cá nhân tình nguyện trong công tác phòng, chống dịch, đã nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh và sớm đưa cả nước trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Phòng chống dịch Covid-19: Trên dưới một lòng, kiểm soát dịch thành công, khôi phục kinh tế - xã hội
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Công tác truyền thông phòng, chống dịch đã có Kế hoạch chung và Kế hoạch từng tuần, đã góp phần lan tỏa mạnh các thông điệp, lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, các quyết sách, chỉ đạo quan trọng của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Để triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Tiểu ban Truyền thông ban hành Kế hoạch truyền thông chống dịch Covid-19 từ ngày 1/10 đến ngày 7/10/2021 với thông điệp “Trên dưới một lòng, kiểm soát dịch thành công, khôi phục kinh tế - xã hội”.

Trong đó hệ thống truyền thông làm rõ, truyền thông có điểm nhấn đối với những giải pháp chuyển trạng thái “Zero COVID” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh” với 6 nguyên tắc cơ bản, cốt lõi, tạo sự ủng hộ của người dân.

Truyền đi thông điệp thống nhất nhận thức về chuyển dịch trạng thái “Zero COVID” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh” với 6 nguyên tắc cơ bản, cốt lõi: “Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị - xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vắc xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

Phòng chống dịch Covid-19: Trên dưới một lòng, kiểm soát dịch thành công, khôi phục kinh tế - xã hội
Vắc-xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết trong phòng chống Covid.

Thực hiện từng bước chắc chắn để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn và linh hoạt áp dụng cho từng địa phương, bảo đảm hài hòa giữa nới lỏng từng bước và an toàn dịch bệnh, trong đó đặt mục tiêu sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.

Truyền thông cần đi đầu, đi trước để chuẩn bị dư luận, tạo sự đồng thuận để mang lại hiệu quả tốt nhất cho khâu thực thi đối với chính sách phòng, chống dịch sẽ được ban hành trong trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh” với hai mục tiêu: Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Làm rõ “thích ứng an toàn” cả từ góc độ người dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp; “linh hoạt có kiểm soát, kiểm soát hiệu quả là gốc”, linh hoạt nhưng không nâng cao đánh giá cấp độ dịch mà không dựa theo tiêu chí; các địa phương tự quyết định cấp độ dịch tại cấp xã hoặc cấp nhỏ hơn như thôn, xóm, ấp… không đánh giá cấp độ dịch tại cấp huyện, tỉnh để giảm thiểu phạm vi tác động, đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sinh hoạt của người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và kết quả trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân nặng và chuyển nặng nhằm chia sẻ với những hy sinh, gian khổ của lực lượng y bác sĩ tuyến đầu với mục tiêu giảm thiểu ca tử vong.

Tuyên truyền khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, cần biểu dương kịp thời những nỗ lực vượt khó khăn, đóng góp của khối doanh nghiệp chung tay hỗ trợ phòng, chống dịch cả về vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, kit xét nghiệm và đóng góp vào Quỹ vắc xin, nhằm động viên doanh nghiệp tích cực đóng góp các nguồn lực phục vụ thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để phục hồi phát triển kinh tế, xã hội.

Phòng chống dịch Covid-19: Trên dưới một lòng, kiểm soát dịch thành công, khôi phục kinh tế - xã hội
Chung sức đồng lòng chống dịch Covid-19.

Các cơ quan báo chí, truyền thôngcần thông tin có phân tích, lý giải kỹ về các ý kiến chỉ đạo, kết luận, thông điệp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến những điều chỉnh, thay đổi giải pháp trong công tác phòng, chống dịch, để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.

Phản ánh, phân tích, lý giải làm rõ vấn đề áp dụng chính sách phòng, chống dịch khác nhau, sự không thống nhất trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh” giữa các địa phương… để từ đó có điều chỉnh cho nhất quán, đồng bộ, logic.

Truyền thông thống nhất về việc chỉ lấy cơ sở khoa học để đánh giá việc kiểm soát các nguy cơ dịch tễ (xét nghiệm + tiêm đủ vắc-xin và đủ thời gian + tự khai báo y tế trung thực + áp dụng công nghệ), từ đó đưa ra tiêu chí về an toàn/không an toàn.

Tuyên truyền, giáo dục ý thức để người dân nhận thức rõ quan điểm phòng dịch hơn chống dịch, phòng dịch tốt sẽ tranh được lây nhiễm, hạn chế tử vong, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, cộng đồng trong phòng, chống dịch...

Tại tuyến cơ sở, tuyên truyền hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” sau khi văn bản hướng dẫn được ban hành; đặc biệt chú trọng các hướng dẫn thực hiện đối với người dân: tham gia hoạt động tập trung ngoài trời, trong nhà, đi lại, học tập, đến trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn, tham gia các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, đi lại của người dân giữa các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau, tự lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc sức khỏe và điều trị tại nhà…

Tiếp tục thông tin cụ thể về tình hình kiểm soát dịch trên địa bàn xã, phường, thị trấn (những kết quả đạt được, những vấn đề mới phát sinh); các giải pháp cụ thể phòng, chống dịch (giãn cách, phong toả ở đâu, dừng giãn cách ở đâu, những việc người dân cần làm, được làm và các điều kiện đi kèm).

Tiếp tục thông tin về kế hoạch hỗ trợ người dân để bảo đảm nhu cầu khám chữa bệnh (dịch Covid-19 và các bệnh khác…), nhu cầu an sinh (ăn, uống, sinh hoạt thiết yếu khác như văn hoá, thể thao…), các hoạt động hỗ trợ, thiện nguyện giúp đỡ những người, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; các tấm gương tự lực, tự cường chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, chiến thắng dịch bệnh.

Về vấn đề thông tin đối ngoại, tập trung tuyên truyền các chủ trương, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ một cách nhanh nhất, chính xác và kịp thời, đặc biệt là kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”; cung cấp thông tin đầy đủ để doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thể lên kế hoạch mở lại các hoạt động kinh doanh.

Tiếp tục theo dõi kinh nghiệm nước ngoài về phòng, chống dịch Covid-19 như: Kinh nghiệm về việc dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội; các nghiên cứu về hiệu quả của vắc-xin; về thí điểm mở lại hoạt động du lịch; thí điểm những chuyến bay với “hộ chiếu vắc-xin”, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp.

Tiếp tục tăng cường thông tin về diễn biến tích cực trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam gần đây...

Về lĩnh vực viễn thông, nghiên cứu thay đổi cách thức và thông điệp gửi đến các thuê bao phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương.

Tổ chức tốt hoạt động các tổng đài hỗ trợ khai báo y tế, tổng đài trả lời phản ánh của người dân, để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ kịp thời người dân cần trợ giúp về các vấn đề về y tế, lịch tiêm vắc xin, cập nhật thông tin tiêm chủng và chứng nhận tiêm chủng, cài đặt Sổ sức khỏe điện tử..., hỗ trợ công tác tập hợp, phân tích, đánh giá tình hình công tác phòng, chống dịch.

“Xét nghiệm là then chốt, vắc xin là căn cơ để thích ứng an toàn có kiểm soát”“Xét nghiệm là then chốt, vắc xin là căn cơ để thích ứng an toàn có kiểm soát”
Lan tỏa thông điệp Lan tỏa thông điệp "chống dịch tốt, giám sát hiệu quả, công nghệ thống nhất"
Truyền thông điệp “Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài” tới người dânTruyền thông điệp “Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài” tới người dân
Quy chế, nhiệm vụ Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19Quy chế, nhiệm vụ Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19

PV

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan