Phó chủ tịch Quốc hội: 'Đừng quá say sưa với ODA'

07:00 | 31/07/2016

261 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ổng Phùng Quốc Hiển cho rằng việc chuyển dịch dần sang vay vốn chủ yếu trong nước là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam ngày càng cận kề với việc "tốt nghiệp" ODA.

Sau nhiều năm đứng đầu Uỷ ban Tài chính ngân sách, trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, ông Phùng Quốc Hiển được bầu giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội. Vị lãnh đạo này đã có cuộc trao đổi với VnExpress về "tình hình sức khoẻ" ngân sách, mối lo nợ công khi các khoản vay đang nhiều và "đắt" dần lên.

- Nợ công và nợ Chính phủ dự báo đến cuối năm 2016 có thể vượt trần cho phép. Ông nhìn nhận thế nào về nguy cơ này?

- Nói đến nợ công phải gắn với thu và chi ngân sách. Thu ngân sách phải từ phát triển sản xuất chứ không phải “sưu cao, thuế nặng”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã giảm gánh nặng thuế cho người dân, doanh nghiệp. Đơn cử, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 35% xuống còn 22%, từ năm 2016 sẽ chỉ còn 20%, chưa kể các khoản ưu đãi thuế suất chỉ còn 10%. Thuế giá trị gia tăng hiện áp 3 mức 0%, 5% và 10% - là mức thấp trong khu vực.

tin nhap 20160730213137
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh: H.T

Việc giảm nhiều sắc thuế, trong bối cảnh thu ngân sách chỉ đáp ứng được chi thường xuyên, để có tiền chi cho đầu tư phát triển buộc phải đi vay. Ngoài ra còn phát sinh các khoản nợ do bảo lãnh cho một số doanh nghiệp, cho một số dự án lớn như thuỷ điện, nhiệt điện, hàng không... Những yếu tố đó khiến nợ công, bội chi tăng, ngân sách đối diện với áp lực lớn. Hiện nợ công trong giới hạn cho phép, nhưng điều đáng lo nợ Chính phủ đã tăng lên 50,3%, vượt 0,3% so với quy định của Quốc hội.

- Ngân sách đang chịu những áp lực cụ thể nào, thưa ông?

- Cân đối thu - chi ngân sách hiện căng thẳng khi phải tiếp tục đi vay để đầu tư phát triển. Chi thường xuyên có nhu cầu cao, nhiều chính sách còn nợ dân, chẳng hạn chính sách đối với người có công, an sinh xã hội... Nguồn thu có giới hạn, nhưng không thể tăng thu đột biến vì có thể gây khó khăn với doanh nghiệp, nền kinh tế.

Một vấn đề nữa là Việt Nam sắp bước vào giai đoạn tốt nghiệp ODA, chúng ta sẽ phải đi vay với lãi suất cao hơn, thời gian đáo hạn, ân hạn ngắn hơn. Đó là những áp lực lớn đặt lên vai Chính phủ khi điều hành phát triển kinh tế, vừa phải đi vay và vừa phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Không lo ngân sách “sốc” khi tốt nghiệp ODA

- Với các áp lực trên, nhất là điều kiện vay nước ngoài khó khăn hơn, điều gì xảy ra nếu ngân sách bị “sốc” khi không còn được vay ODA?

- Không nên quá say sưa với vay ODA, vì kèm theo ưu đãi là những điều kiện vay rất khắt khe về đầu tư, đấu thầu, kiểm soát... Tất nhiên, khi chuyển sang vay thương mại sẽ phải chịu sức ép lớn hơn, phải tính kỹ hơn tới nguồn trả nợ, tính toán để mỗi đồng tiền vay về sẽ được sử dụng đúng mục đích, đúng địa chỉ và hiệu quả, tránh lãng phí.

Để ngân sách không “sốc” khi tốt nghiệp ODA, cơ cấu khoản vay sẽ thay đổi bằng việc đẩy mạnh vay trong nước lên 75-80%, đồng thời giảm vay nước ngoài về còn 20-25%. Tôi cho rằng cơ cấu vay như vậy là hợp lý. Đẩy mạnh vay trong nước thì nợ nước ngoài sẽ giảm, tạo điều kiện để thị trường tài chính trong nước khởi sắc.

- Nhiều chuyên gia cảnh báo dồn từ vay nước ngoài về vay trong nước sẽ nảy sinh nhiều rủi ro tài chính cho ngân sách. Ông nghĩ sao?

- Không hẳn như vậy. Vay trong nước thì thời hạn vay thông qua trái phiếu ngắn hơn, lãi suất vay có thể cao hơn… Nhưng cái được lớn hơn là tận dụng được nguồn tiền trong dân và các định chế tài chính trong nước, còn hơn để dòng tiền đó chảy ra nước ngoài. Cũng giống như một gia đình, nếu vay người thân, họ hàng thì áp lực trả nợ sẽ không nặng bằng vay người ngoài.

- Ngân hàng Thế giới dự báo 7-10 năm tới sẽ là giai đoạn Việt Nam phải thanh toán nợ nhiều nhất. Khả năng đảm bảo nghĩa vụ trả nợ như thế nào?

- Nợ công ở Việt Nam diễn biến theo hình parabol, đỉnh vào năm 2017, sau đó đường cong sẽ xuống dần. Đến năm 2020 phải xây dựng được lộ trình đảm bảo cân đối hài hoà thu, chi, trả nợ và kiểm soát được các vấn đề này.

Tới đây Quốc hội sẽ đưa ra kế hoạch cụ thể, quyết định kế hoạch tài chính 5 năm và đầu tư trung hạn 5 năm, đồng thời xây dựng khung về thu - chi, bội chi, nợ công theo từng năm. Điều hành của Chính phủ phải nằm trong khung chứ không làm theo cách “bấc đến đâu, dầu đến đấy”. Kế hoạch đi vay, trả nợ vay và nguồn trả nợ thế nào cũng sẽ được đưa vào kế hoạch cụ thể. Về đầu tư công, tuyệt đối tránh tình trạng cứ làm nhưng không biết vốn tới đâu, không tính tới hiệu quả, khả năng trả nợ... Đây chính là bước tiến mới mà Quốc hội sẽ quyết định vào kỳ họp thứ 2 tới để tránh “sốc” cho ngân sách.

Có vay, có trả

- Quốc hội có công cụ nào để quản chi tiêu ngân sách, tránh việc Chính phủ đặt vào tình thế “quyết những điều đã rồi” như lâu nay?

- Vừa qua có đại biểu nêu ý kiến Quốc hội “quyết những điều đã rồi” là liên quan đến vốn ODA. Trước sức ép của các nhà tài trợ, buộc phải chấp nhận giải ngân nhanh theo đúng tiến độ ký kết để đưa các công trình vào sử dụng. Vì thế số giải ngân thực tế trong một số trường hợp vượt dự toán. Điều quan trọng là đến nay việc vay và trả nợ theo đúng cam kết. Dù dự báo năm 2017 là đỉnh phải trả nợ nhưng đến giờ phút này, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội đã tính toán tới nguồn để trả nợ, trong đó có nguồn cân đối ngân sách, vay mới trả nợ cũ hoặc cơ cấu lại các khoản nợ… đảm bảo tất cả khoản nợ đến hạn sẽ trả đúng hạn.

- Nếu vẫn có trường hợp “vượt rào” trong vay và trả nợ nước ngoài thì sao?

- Hiến pháp 2013 đã quy định rất rõ: tất cả khoản thu chi ngân sách phải có dự toán. Những vấn đề liên quan tới dự toán ngân sách phải do Quốc hội quyết định. Vì vậy, những khoản vượt dự toán đều phải được xem xét và có thể xuất toán nếu không hợp lý về thu, chi... Những công cụ này sẽ buộc Chính phủ phải hết sức chặt chẽ trong chi tiêu. Càng minh bạch thu chi ngân sách để giám sát thì người dân sẽ biết tiền đóng thuế của mình đi tới đâu, khắc phục được thất thoát, lãng phí. Quan trọng là biết mình biết người, đã vay là trả và trả đúng hạn, đặt an ninh tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô lên hàng đầu.

Nguyễn Hoài

VNE

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,700 83,800
AVPL/SJC HCM 81,700 84,000
AVPL/SJC ĐN 81,700 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 74,600 75,800
Nguyên liệu 999 - HN 74,500 75,700
AVPL/SJC Cần Thơ 81,700 83,800
Cập nhật: 17/04/2024 02:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.700 83.700
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.700 83.700
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.700 83.700
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 81.700 83.700
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.700 83.700
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.700 83.700
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 17/04/2024 02:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,455 7,670
Trang sức 99.9 7,445 7,660
NL 99.99 7,450
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,430
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,520 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,520 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,520 7,700
Miếng SJC Thái Bình 8,170 8,380
Miếng SJC Nghệ An 8,170 8,380
Miếng SJC Hà Nội 8,170 8,380
Cập nhật: 17/04/2024 02:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,700 83,700
SJC 5c 81,700 83,720
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,700 83,730
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,700 76,600
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,700 76,700
Nữ Trang 99.99% 74,600 75,900
Nữ Trang 99% 73,149 75,149
Nữ Trang 68% 49,267 51,767
Nữ Trang 41.7% 29,303 31,803
Cập nhật: 17/04/2024 02:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,749.34 15,908.42 16,418.96
CAD 17,802.06 17,981.88 18,558.97
CHF 26,930.33 27,202.35 28,075.34
CNY 3,412.63 3,447.11 3,558.27
DKK - 3,520.85 3,655.72
EUR 26,070.32 26,333.66 27,500.10
GBP 30,532.92 30,841.34 31,831.11
HKD 3,138.80 3,170.50 3,272.25
INR - 301.01 313.05
JPY 158.47 160.07 167.73
KRW 15.60 17.33 18.90
KWD - 81,601.88 84,865.15
MYR - 5,211.05 5,324.76
NOK - 2,251.43 2,347.05
RUB - 256.70 284.17
SAR - 6,704.80 6,972.92
SEK - 2,263.23 2,359.35
SGD 17,996.27 18,178.05 18,761.43
THB 604.42 671.58 697.30
USD 24,978.00 25,008.00 25,348.00
Cập nhật: 17/04/2024 02:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,895 15,915 16,515
CAD 18,000 18,010 18,710
CHF 27,196 27,216 28,166
CNY - 3,423 3,563
DKK - 3,513 3,683
EUR #26,020 26,230 27,520
GBP 30,893 30,903 32,073
HKD 3,098 3,108 3,303
JPY 159.3 159.45 169
KRW 15.98 16.18 19.98
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,223 2,343
NZD 14,632 14,642 15,222
SEK - 2,233 2,368
SGD 17,966 17,976 18,776
THB 636.63 676.63 704.63
USD #25,015 25,015 25,348
Cập nhật: 17/04/2024 02:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,030.00 25,048.00 25,348.00
EUR 26,214.00 26,319.00 27,471.00
GBP 30,655.00 30,840.00 31,767.00
HKD 3,156.00 3,169.00 3,269.00
CHF 27,071.00 27,180.00 27,992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15,862.00 15,926.00 16,400.00
SGD 18,109.00 18,182.00 18,699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17,920.00 17,992.00 18,500.00
NZD 14,570.00 15,049.00
KRW 17.26 18.81
Cập nhật: 17/04/2024 02:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25080 25130 25330
AUD 16020 16070 16482
CAD 18121 18171 18573
CHF 27468 27518 27930
CNY 0 3457.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26597 26647 27150
GBP 31246 31296 31763
HKD 0 3115 0
JPY 161.58 162.08 166.64
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0323 0
MYR 0 5400 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14680 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18372 18372 18728
THB 0 649.6 0
TWD 0 777 0
XAU 8150000 8150000 8320000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 17/04/2024 02:45