Những đồn đoán về kết quả cuộc họp OPEC+ ngày 4/6
![]() |
Vào đầu tháng 4, OPEC+ đã làm thị trường ngạc nhiên với quyết định tự nguyện cắt giảm thêm khoảng 1,16 triệu thùng/ngày khỏi hạn ngạch sản lượng hiện tại. Điều này đã làm giá dầu tăng.
Nhưng trong giai đoạn trước thềm cuộc họp, OPEC+ đã đưa ra những tín hiệu lẫn lộn về việc có nên tiếp tục cắt giảm thêm hay không, khiến giá dầu trở nên bất ổn định.
Đây là dự kiến kết quả của cuộc họp của một số nhà phân tích:
Ngân hàng Goldman Sachs:
“Chúng tôi hy vọng 9 nước sản xuất lớn của OPEC+, những người đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện vào tháng 4, sẽ giữ nguyên sản lượng, nhưng sử dụng một số cách thức để bù đắp phần nào”.
Ngân hàng cho biết thêm, ảnh hưởng của OPEC đối với giá dầu sẽ tạo điều kiện cho nhóm này thực hiện những đợt cắt giảm bổ sung, nếu giá dầu tiếp tục nằm dưới mức 80 USD/thùng trong nửa cuối năm nay.
Ngân hàng HSBC:
“Chúng tôi cho rằng OPEC+ sẽ chờ xem tác động của đợt cắt giảm mới nhất trước khi thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào lên nguồn cung”.
“Chúng tôi tiếp tục cho rằng OPEC+ sẽ có cách tiếp cận linh hoạt. Nếu mức thâm hụt dự kiến không trở thành hiện thực vào mùa hè, dự đoán tổ chức này sẽ tiếp tục cắt giảm”.
HSBC dự kiến, với đợt cắt giảm hiện tại, theo đó là nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc và phương Tây trở nên mạnh hơn từ giai đoạn mùa hè trở đi, sẽ làm thắt chặt nguồn cung trong nửa cuối năm 2023.
Ông Viktor Katona - nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler:
“Chúng tôi cho rằng, OPEC+ buộc phải phản ứng. Bằng cách này hay cách khác, họ sẽ muốn cắt giảm”.
“Có một điều khó nói, cụ thể là vấn đề cung - cầu mất cân bằng vào tháng 7 và 8. Xét từ góc độ cơ bản, quyết định cắt giảm thêm sản lượng trong giai đoạn nhu cầu mạnh - nguồn cung giảm, thêm vào đó là việc thị trường đã bị mất đi gần 3 triệu thùng/ngày, là một điều khó tin”.
Tuy nhiên, ông Katona nói thêm, OPEC+ muốn thị trường phải nhận ra rằng, tất cả nguyên tắc cơ bản đều có ý nghĩa quan trọng, và không phải mọi thứ đều phải mang tính thuần túy vĩ mô.
Ngân hàng Rabo:
“Chúng tôi cho rằng OPEC+ sẽ duy trì lộ trình và tiếp tục duy trì quyết định cắt giảm của tháng 4... vốn đã giúp đẩy giá dầu lên thêm 5-7 USD trong khoảng 3 tuần”.
“Một đợt cắt giảm thứ hai sẽ thể hiện nỗi sợ hãi của họ một cách rõ ràng hơn và làm lộ ra một điểm yếu lớn. Dự kiến lần cắt giảm tiếp theo sẽ làm giá giảm, trừ phi sản lượng bị cắt giảm với mức cực kỳ đáng kể”.
Amarpreet Singh - nhà phân tích tại Barclays:
OPEC+ “có thể vẫn sẽ chủ động thực hiện cắt giảm với mục tiêu chính là tránh duy trì thặng dư, vì lượng hàng tồn kho tăng mạnh và tâm lý của thị trường sẽ khiến giá càng thêm biến động”.
Ông Singh viết thêm: “Chúng tôi dự kiến nguồn cung trong nửa cuối năm sẽ giảm, vì nguồn cung của những nước ngoài OPEC+ sẽ chậm lại, còn các nước OPEC+ thì vẫn tiếp tục hạn chế sản lượng xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu tăng cao”.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Thủy điện Hủa Na đăng ký niêm yết hơn 235,2 triệu cổ phiếu lên sàn HOSE
-
Hà Nội: Thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm
-
Thủ tướng Iraq gặp các doanh nghiệp Mỹ, cơ hội cho dầu khí Iraq
-
Phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
-
Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện một số quy định đối với lãnh đạo cơ quan báo chí