Mỹ 21 lần nhượng bộ Iran

09:10 | 18/11/2023

3,496 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mỹ đã gia hạn quyền miễn trừ trừng phạt đối với Iraq khi mua điện của Iran, đặt ra những câu hỏi địa chính trị phức tạp. Tính từ năm 2018, đây là lần thứ 21 Mỹ cấp quyền miễn trừ như vậy. Đảng Cộng hòa Mỹ - phe đối lập của chính phủ, thường xuyên chỉ trích hành động này. Họ xem đây là sự nhượng bộ đối với Iran, cho phép Tehran tiếp cận các nguồn tài chính.
Mỹ 21 lần nhượng bộ Iran

Quyết định gần đây của Mỹ, về việc gia hạn quyền miễn trừ đặc biệt khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iraq, đặt ra những câu hỏi phức tạp về chiến lược và địa chính trị. Quyền miễn trừ được gia hạn thêm 120 ngày. Nhờ miễn trừ, Iraq có thể nhập khẩu điện từ Iran mà không bị ảnh hưởng từ những lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên Tehran. Biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng, nhất là do mối quan hệ xung đột giữa Israel và Hamas.

Cơ chế tài chính và tình trạng lệ thuộc năng lượng của Iraq

Giao dịch Iran – Iraq tuân theo cơ chế tài chính độc đáo. Iraq sử dụng quỹ riêng để thanh toán cho Iran. Số tiền được đặt trong những tài khoản hạn chế do Iran sở hữu tại Iraq. Theo Mỹ, thể theo các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran, số tiền này chỉ có thể được sử dụng cho những nhu cầu nhân đạo.

Ý nghĩa kinh tế và trừng phạt

Tình hình càng trở nên phức tạp hơn vì Iraq cần đến khí đốt của Iran nhằm sản xuất điện. Một phần ba nhu cầu năng lượng của Iraq được đáp ứng bằng khí đốt nhập khẩu từ Iran. Tình trạng lệ thuộc này đặt Baghdad vào thế nhạy cảm; họ không thể thanh toán trực tiếp cho Tehran vì những lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tranh cãi và phản ứng chính trị

Iraq nợ Iran một số tiền đáng kể từ việc nhập khẩu khí đốt, lên đến khoảng 10 tỷ USD. Khoản nợ này nhấn mạnh mối liên kết kinh tế và năng lượng giữa hai quốc gia, mặc cho các lệnh trừng phạt. Thỏa thuận cũng có quy định về việc chuyển một phần quỹ sang Oman, cho thấy nỗ lực đa dạng hóa các kênh tài chính.

Iraq đưa chiến lược đối mặt các lệnh trừng phạt

Quyết định gia hạn quyền miễn trừ này không thể không gây ra tranh cãi. Tính từ năm 2018, đây là lần thứ 21 Mỹ cấp quyền miễn trừ như vậy. Đảng Cộng hòa Mỹ - phe đối lập của chính phủ, thường xuyên chỉ trích hành động này. Họ xem đây là sự nhượng bộ đối với Iran, cho phép Tehran tiếp cận các nguồn tài chính. Luồng chỉ trích ngày càng trở nên trầm trọng hơn, vì sự xuất hiện cũng những cáo buộc cho rằng Iran hỗ trợ Hamas trong cuộc xung đột với Israel, cũng như sự liên quan của Iran trong những cuộc tấn công vào quân đội Mỹ ở Iraq và Syria.

Tại Syria, Mỹ đã đáp trả những cuộc tấn công này bằng cách đánh vào những địa điểm có liên quan đến Iran. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết, mục đích chủ yếu của việc gia hạn quyền miễn trừ là nhằm hỗ trợ Iraq trong quá trình chuyển dịch năng lượng và giảm sức ảnh hưởng của Iran lên Iraq. Họ nhấn mạnh rằng biện pháp này không thể hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của họ đối với Iran; các lệnh trừng phạt áp đặt lên Tehran vẫn còn hiệu lực.

Quyết định của Mỹ về việc gia hạn việc miễn trừ trừng phạt đối với Iraq phản ánh tính phức tạp của mối quan hệ quốc tế và những thách thức theo đuổi chính sách năng lượng trong những khu vực đầy căng thẳng. Mặc dù sự miễn trừ này được xem là một hành động giúp đỡ cho Iraq, nhưng nó lại đặt ra câu hỏi về sự cân bằng giữa những biện pháp trừng phạt chống lại Iran và hỗ trợ nhu cầu năng lượng của Iraq, cũng như tác động tiềm tàng của quyết định này đối với mối quan hệ quốc tế và tính ổn định trong khu vực.

Mỹ có thể thắt chặt các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với IranMỹ có thể thắt chặt các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Iran
Mỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu dầu khí của IranMỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu dầu khí của Iran
Bất chấp trừng phạt từ Mỹ, sản lượng dầu Iran vẫn tăng mạnh lên 3,4 triệu thùng/ngàyBất chấp trừng phạt từ Mỹ, sản lượng dầu Iran vẫn tăng mạnh lên 3,4 triệu thùng/ngày

Ngọc Duyên

AFP