Máu chảy từ xác voi ma mút cổ 15.000 tuổi

10:29 | 12/08/2013

2,114 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Các nhà khoa học Nga vừa khai quật xác một con voi ma mút bị đóng băng ở vùng Siberia và phát hiện máu vẫn còn lỏng.

Xem video khám phá đầy thú vị này:

Điều khiến các nhà khoa học sửng sốt là mặc dù phần lưng và chân của xác voi đã không còn nguyên vẹn do bị động vật cổ đại cắn xé, nhưng phần bụng và hàm dưới vẫn còn nguyên vẹn và có những thớ cơ thịt tươi đỏ. Ngạc nhiên hơn cả là khi khoan vào người con voi  tồn tại cách đây khoảng 10.000 – 15.000 năm ở độ tuổi khoảng 50 – 60, các nhà khoa học còn thấy máu tươi chảy ra, điều này có thể giúp nhân bản loài động vật đã bị tuyệt chủng này.

Voi ma mút là một chi voi cổ đại đã bị tuyệt chủng. Tồn tại ở thời Pliocen, vào khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Có đặc điểm lông dài (xấp xỉ 50 cm), rậm (hơn so với voi hiện tại), ngà dài và cong (hoá thạch ở Siberia có ngà dài 3,5 m), răng voi ma mút rất dài, cong quặp vào trong, dài nhất tới 5 cm, chân sau ngắn nên trọng tâm toàn thân nghiêng về phía sau, vai nhô cao. Chân chỉ có 4 ngón (kém 1 ngón so với voi hiện nay), da dày. Voi ma mút có răng lớn, sắc cạnh, thích hợp cho nghiền nát cỏ. Vòi có hai chỗ lồi giống như ngón tay, một ở phía trước và một ở phía sau, giúp chúng dễ dàng túm lấy cỏ. Da màu đen, nâu và nâu đỏ, lông vàng, cao từ 3 đến 3,3 m.

Cho đến gần đây, người ta cho rằng con voi ma mút cuối cùng biến mất ở Âu châu và nam Siberia khoảng 12.000 năm trước đây, tuy nhiên có những khám phá dẫn đến sự kết luận là chúng còn sống ở đó khoảng 10.000 năm trước đây.

Nh.Thạch

SIBERIAN TIMES