Luật sư Phan Văn Lãng: Đã đến lúc bỏ con dấu doanh nghiệp?

07:02 | 05/01/2015

1,491 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, Luật sư Phan Văn Lãng, Phó giám đốc Khối Xử lý nợ Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) cho rằng, việc ràng buộc thêm con dấu để đảm bảo giá trị pháp lý trong các văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp là không cần thiết, làm nảy sinh thêm các rủi ro, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.

Năng lượng Mới số 386

PV: Luật sư nhận định như thế nào về những thay đổi liên quan đến con dấu doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 vừa được Quốc hội thông qua?

Luật sư Phan Văn Lãng

Luật sư Phan Văn Lãng: Luật Doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015 đã có những thay đổi lớn so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong đó có những thay đổi liên quan đến con dấu của doanh nghiệp (DN). Quy định này đã tạo một bước tiến mới, cho DN được quyền chủ động trong việc quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu, quyết định sử dụng hay không sử dụng con dấu trong một số giao dịch theo thỏa thuận giữa các bên. Điều này, chưa chấm dứt việc phải sử dụng con dấu của DN, song đã tạo tiền đề để tiến tới loại bỏ con dấu trong các giao dịch dân sự trong tương lai như xu hướng chung của thế giới.

PV: Luật sư có thể phân tích rõ hơn về giá trị pháp lý của con dấu DN trong Luật Doanh nghiệp năm 2014?

Luật sư Phan Văn Lãng: Theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014, con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Với quy định này, Chính phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết các trường hợp phải sử dụng con dấu của DN. Như vậy chúng ta có thể thấy, con dấu vẫn có vai trò quyết định giá trị pháp lý các văn bản, giấy tờ của DN trong một số trường hợp pháp luật quy định phải sử dụng con dấu. Tuy nhiên, con dấu không còn vai trò tuyệt đối để quyết định giá trị pháp lý của toàn bộ các văn bản, giấy tờ của DN nữa. Ngoài các trường hợp phải sử dụng con dấu theo quy định, DN được quyền chủ động sử dụng hay không sử dụng con dấu theo thỏa thuận.

PV: Theo luật sư, có cần thiết tiến tới loại bỏ con dấu của DN hay không?

Luật sư Phan Văn Lãng: Việc bỏ con dấu DN trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi ở đây được hiểu ở khía cạnh DN không phải bắt buộc có con dấu theo quy định của pháp luật, mà DN được quyền quyết định có hay không có con dấu, quyết định việc sử dụng con dấu trong hoạt động kinh doanh của mình; việc không sử dụng con dấu không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của các văn bản, giao dịch do DN thực hiện, trừ trường hợp do chính DN quy định.

Trên thế giới, theo thống kê của Nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank Group) tại báo cáo Doing Busines, trong số 189 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng về môi trường kinh doanh có 110 quốc gia không sử dụng con dấu, 72 quốc gia cho phép DN lựa chọn có sử dụng con dấu hay không và 7 quốc gia bắt buộc DN sử dụng con dấu (bao gồm: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Triều Tiên, Buhtan).

Bên cạnh đó, cá nhân hay DN khi tham gia các quan hệ kinh tế, xã hội cần được Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật. Các nhân, người đại diện hợp pháp của cá nhân được thay mặt người được đại diện thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật thông qua việc ký kết các văn bản, giấy tờ, thì người đại diện hợp pháp của DN cũng có quyền tương tự.

Ngoài ra, quy định bắt buộc phải có con dấu DN cũng không phù hợp, thậm chí mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác quy định về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử. Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Giá trị pháp lý của các hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”.

Với những lý do trên, theo tôi việc ràng buộc thêm con dấu để đảm bảo giá trị pháp lý trong các văn bản, giấy tờ của DN là không cần thiết, làm nảy sinh thêm các vấn đề rủi ro, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.

PV: Vậy, những rủi ro, tranh chấp liên quan đến sử dụng con dấu thường là gì và được xử lý như thế nào, thưa luật sư?

Luật sư Phan Văn Lãng: Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về quyền của người đại diện theo pháp luật được thực hiện các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại… để thực hiện quyền, nghĩa vụ của DN. Bên cạnh đó, con dấu được coi là tài sản của DN, thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của DN. Nhưng trên thực tế, tự thân con dấu không thể hiện và khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ của DN. Các văn bản, giấy tờ muốn có giá trị pháp lý cần được đóng dấu trên chữ ký của người đại diện hợp pháp, tức văn bản không có hiệu lực pháp lý nếu chỉ có chữ ký hoặc chỉ có con dấu.

Ngoài ra, con dấu là tài sản của DN nhưng giá trị định giá tài sản của con dấu gần như không đáng kể (ngoài chi phí làm con dấu, đăng ký mẫu dấu). Vì vậy, khi có hành vi chiếm đoạt trái phép con dấu của DN trong nhiều vụ án đã xảy ra, thiệt hại phát sinh đối với DN là rất lớn, nhưng giá trị tài sản bị chiếm đoạt lại rất nhỏ, dẫn tới các cơ quan chức năng chỉ xác định đây là các vụ án dân sự, thuộc quyền giải quyết của tòa án và thỏa thuận của các bên, chưa từng có hành vi “cướp” con dấu của DN bị khởi tố theo pháp luật hình sự.

PV: Theo luật sư, cần giải quyết các vướng mắc liên quan gì sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2014?

Luật sư Phan Văn Lãng: Hiện nay, con dấu của DN được quy định trong nhiều văn bản pháp luật (bao gồm luật và các văn bản dưới luật) khác nhau. Vì vậy, sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành, Quốc hội và Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ cần ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, ngoài các trường hợp phải sử dụng con dấu do pháp luật quy định, DN có quyền quyết định việc sử dụng con dấu trong Điều lệ công ty. Vì vậy, các DN khi tham gia giao dịch dân sự cần nắm rõ quy định liên quan đến việc sử dụng con dấu trong văn bản pháp luật, Điều lệ công ty của đối tác để bảo đảm giá trị pháp lý của các văn bản, hợp đồng được giao kết giữa các bên.

PV: Có một số ý kiến cho rằng, việc bỏ con dấu DN sẽ khó khăn trong điều kiện hoạt động của DN của nước ta chưa được chuẩn hóa và hệ thống pháp luật còn chưa được chặt chẽ, vậy ý kiến của luật sư về việc này như thế nào?

Luật sư Phan Văn Lãng: Theo tôi, đó là một trong các yếu tố cần đánh giá khi các nhà lập pháp xem xét việc loại bỏ con dấu DN. Tuy nhiên, chúng ta nên cân nhắc đánh giá tổng thể về nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động, những lợi ích và hạn chế trong việc loại bỏ con dấu của DN, dưới các góc độ quy định pháp lý, quyền, lợi ích của DN, xu hướng quốc tế… Hơn bao giờ hết, Luật Doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện tối đa để các DN chủ động trong hoạt động kinh doanh. Việc loại bỏ con dấu của DN là cần thiết để đảm bảo lợi ích của chính DN Việt Nam và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

PV: Xin cảm ơn luật sư!

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, hiện chỉ có nước ta và một số ít quốc gia trên thế giới còn quy định rất chặt chẽ về con dấu. Thậm chí, người ta chỉ nhìn con dấu mà cho đó là tính pháp lý. Đây là điều cần phải thay đổi bởi chữ ký của người có thẩm quyền mới là quyết định. Trong Luật Doanh nghiệp 2014, DN sẽ được quyết định nội dung cũng như hình thức con dấu và tự chịu trách nhiệm với con dấu của mình. Đồng thời, các quy định vẫn tiếp tục thúc đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký sẽ mang tính pháp lý, nhất là chữ ký điện tử. Như vậy, từng bước tiến tới có thể loại bỏ con dấu.


Mai Phương (thực hiện)

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
AVPL/SJC HCM 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
AVPL/SJC ĐN 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,250 ▲300K 76,150 ▲400K
Nguyên liệu 999 - HN 75,150 ▲300K 76,050 ▲400K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
Cập nhật: 18/05/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
TPHCM - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Hà Nội - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Hà Nội - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Đà Nẵng - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Đà Nẵng - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Miền Tây - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Miền Tây - SJC 88.000 ▲300K 90.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 75.500 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 75.500 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 75.400 ▲400K 76.200 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.900 ▲300K 57.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 43.330 ▲240K 44.730 ▲240K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.450 ▲170K 31.850 ▲170K
Cập nhật: 18/05/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,515 ▲45K 7,700 ▲55K
Trang sức 99.9 7,505 ▲45K 7,690 ▲55K
NL 99.99 7,520 ▲45K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,515 ▲45K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
Miếng SJC Thái Bình 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Miếng SJC Nghệ An 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Miếng SJC Hà Nội 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Cập nhật: 18/05/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 87,700 ▲200K 90,400 ▲400K
SJC 5c 87,700 ▲200K 90,420 ▲400K
SJC 2c, 1C, 5 phân 87,700 ▲200K 90,430 ▲400K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75,600 ▲350K 77,200 ▲350K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 75,600 ▲350K 77,300 ▲350K
Nữ Trang 99.99% 75,400 ▲350K 76,400 ▲350K
Nữ Trang 99% 73,644 ▲347K 75,644 ▲347K
Nữ Trang 68% 49,607 ▲238K 52,107 ▲238K
Nữ Trang 41.7% 29,512 ▲146K 32,012 ▲146K
Cập nhật: 18/05/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,542.79 16,709.89 17,245.90
CAD 18,212.53 18,396.50 18,986.61
CHF 27,337.87 27,614.01 28,499.80
CNY 3,452.70 3,487.58 3,599.99
DKK - 3,638.16 3,777.47
EUR 26,943.10 27,215.25 28,420.33
GBP 31,406.75 31,723.99 32,741.62
HKD 3,179.47 3,211.58 3,314.60
INR - 304.36 316.53
JPY 158.48 160.08 167.74
KRW 16.23 18.04 19.68
KWD - 82,668.54 85,973.23
MYR - 5,379.96 5,497.28
NOK - 2,331.49 2,430.47
RUB - 266.28 294.77
SAR - 6,767.26 7,037.78
SEK - 2,325.99 2,424.74
SGD 18,433.15 18,619.34 19,216.61
THB 621.40 690.45 716.88
USD 25,220.00 25,250.00 25,450.00
Cập nhật: 18/05/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,710 16,730 17,330
CAD 18,384 18,394 19,094
CHF 27,469 27,489 28,439
CNY - 3,452 3,592
DKK - 3,617 3,787
EUR #26,804 27,014 28,304
GBP 31,758 31,768 32,938
HKD 3,131 3,141 3,336
JPY 159.26 159.41 168.96
KRW 16.61 16.81 20.61
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,302 2,422
NZD 15,345 15,355 15,935
SEK - 2,300 2,435
SGD 18,349 18,359 19,159
THB 652.14 692.14 720.14
USD #25,165 25,165 25,450
Cập nhật: 18/05/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,150.00 25,450.00
EUR 27,087.00 27,196.00 28,407.00
GBP 31,525.00 31,715.00 32,705.00
HKD 3,195.00 3,208.00 3,314.00
CHF 27,506.00 27,616.00 28,486.00
JPY 159.51 160.15 167.51
AUD 16,660.00 16,727.00 17,239.00
SGD 18,533.00 18,607.00 19,168.00
THB 683.00 686.00 715.00
CAD 18,327.00 18,401.00 18,952.00
NZD 15,304.00 15,817.00
KRW 17.96 19.65
Cập nhật: 18/05/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25219 25219 25450
AUD 16721 16771 17284
CAD 18456 18506 18962
CHF 27722 27772 28325
CNY 0 3486.6 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3640 0
EUR 27342 27392 28094
GBP 31940 31990 32643
HKD 0 3250 0
JPY 161.21 161.71 166.26
KHR 0 5.6733 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.0393 0
MYR 0 5520 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 15332 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2320 0
SGD 18686 18736 19293
THB 0 662 0
TWD 0 780 0
XAU 8750000 8750000 8980000
XBJ 7000000 7000000 7550000
Cập nhật: 18/05/2024 20:00