Chiếc "phanh" giúp công nghiệp chạy nhanh vẫn an toàn, không "chệch hướng"

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

13:03 | 21/07/2023

6 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế.

Lãnh đạo các hiệp hội cho hay cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm khi được thực thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển bền vững và giải quyết những khó khăn đang tồn tại để tạo động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp và ngành công nghiệp nói chung, qua đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Kỳ vọng ngành dệt may vượt khó, tăng tốc bứt phá

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam - cho biết, ngành công nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Các vấn đề như thiếu hụt dòng tiền, khó tiếp cận được vốn vay, không có đơn hàng, đơn giá giảm sâu… đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp phải chịu áp lực tài chính và đang tìm cách tối ưu hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh. Việc giảm giờ làm, tiết kiệm tối đa các chi phí là biện pháp tạm thời nhằm duy trì hoạt động và giữ chân người lao động.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho ngành, giúp ngành phát triển bền vững. Ảnh: Cấn Dũng

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng việc xây dựng, triển khai Luật Công nghiệp trọng điểm có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ giúp ngành dệt may vượt qua giai đoạn khó khăn. Cụ thể, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ quy định các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cụ thể cho ngành. Điều này bao gồm giãn, hoãn nộp thuế, phí, tiền thuê đất, hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi và các chính sách khác nhằm giúp ngành dệt may tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn lao động, môi trường của các thị trường nhập khẩu chính.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ định hướng và hỗ trợ ngành dệt may nâng cao năng lực cạnh tranh, từ việc đầu tư các khu công nghiệp lớn, thu hút các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu với công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy hợp tác và liên kết ngành để tăng cường giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ của ngành.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm bớt các thủ tục hành chính, hạn chế khó khăn trong quá trình đầu tư và kinh doanh. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, có đủ nguồn lực đầu tư mới và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất.

Đồng thời khuyến khích và hỗ trợ việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trong ngành. Điều này giúp ngành dệt may nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong sản xuất.

Tóm lại, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho ngành, giúp ngành phát triển bền vững, tận dụng tốt hơn các Hiệp định thương mại tự do FTA và góp phần vào phát triển kinh tế chung của đất nước.

Doanh nghiệp điện tử hướng đến phát triển bền vững

Bà Đỗ Thị Thuý Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), cho biết ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang có nhiều cơ hội lớn để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng giá trị nội địa.

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử đã dịch chuyển từ thị trường nước ngoài vào Việt Nam, tìm kiếm nhà máy sản xuất và triển khai chuỗi cung ứng. Đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính và mới thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, gia tăng xuất khẩu tại chỗ các linh kiện, cấu kiện điện tử.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Tương tự, doanh nghiệp điện tử Việt Nam hy vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ mang lại những chính sách thuận lợi và hỗ trợ cụ thể để phát triển bền vững, tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Cấn Dũng

Xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất cũng tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư FDI lớn và chất lượng trong ngành công nghiệp điện tử. Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt là điện tử.

Tuy vậy, bà Hương nhấn mạnh rằng, con đường phát triển cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn còn rất dài và đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Để tận dụng hiệu quả cơ hội và đáp ứng yêu cầu của thị trường, cộng đồng doanh nghiệp ngành điện tử kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm đang được xây dựng sẽ đem lại những chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển phù hợp để giải quyết những khó khăn, bất cập hiện tại. Trong đó, ưu tiên và chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó có ngành công nghiệp điện tử, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong ngành điện tử có thể phát triển và mở rộng sản xuất.

Xác định rõ ràng các tiêu chuẩn và mục tiêu phát triển cho ngành công nghiệp điện tử, cùng với các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài đầu tư và sản xuất tại Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam tiếp cận nguồn vốn vay, giải ngân đúng hạn, và giảm thiểu khó khăn về dòng tiền, giúp họ duy trì hoạt động và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp điện tử tăng cường năng suất, chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất, từ đó tăng cường cạnh tranh và có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp điện tử mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới và khó tính bằng cách đảm bảo các thỏa thuận thương mại tự do đã ký như CPTPP và EVFTA được triển khai hiệu quả.

Tựu chung, doanh nghiệp điện tử Việt Nam hy vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ mang lại những chính sách thuận lợi và hỗ trợ cụ thể để ngành công nghiệp điện tử có thể phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kiến tạo thị trường ngành cơ khí

TS. Nguyễn Chỉ Sáng Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) - cho rằng, ngành cơ khí là để chế tạo máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như: Hóa chất, giao thông, khai thác dầu khí, nông nghiệp…. Đầu tư cho cơ khí đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, lợi ích ngắn hạn không cao, nhưng về dài hạn lợi ích nó đem lại rất lớn cho quốc gia.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Cộng đồng doanh nghiệp cơ khí mong mỏi những cơ chế, chính sách cụ thể để các doanh nghiệp có định hướng trong đầu tư, để ngành cơ khí có thể phát triển đáp ứng đươc yêu cầu về phát triển kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng

Ví dụ, để thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí thủy công, các doanh nghiệp cơ khí trong nước cần mua thiết kế hoặc nhận chuyển giao công nghệ thiết kế. Nếu việc mua thiết kế này tính vào giá thành cho một dự án thì doanh nghiệp sẽ lỗ vốn, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn mua thiết bị của nước ngoài. Nhưng nếu doanh nghiệp mua thiết kế sau đó có thể thực hiện cho 3 dự án trở lên thì giá thành chế tạo trong nước sẽ rất cạnh tranh.

Đơn cử, giá thành của thiết bị này cho dự án thủy điện Lai Châu, Sơn La rẻ hơn giá thiết bị từ Trung Quốc, thời gian thi công ngắn hơn đem lại lợi ích hàng tỷ USD cho các dự án. Điều này có nghĩa, việc nội địa hóa không chỉ đem lại công ăn, việc làm doanh nghiệp cơ khí mà còn đem lại nhiều lợi ích trực tiếp, gián tiếp cho nhà nước. Những chương trình cơ khí như thế này nếu không có quyết tâm của Chỉnh phủ sẽ không thể thành công. Nếu gắn kết việc phát triển ngành cơ khí với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia thì lợi ích đem lại sẽ rất lớn.

Cụ thể, thứ nhất, máy móc thiết bị có dung lượng thị trường rất lớn nó đem lại nguồn công việc cho doanh nghiệp và người dân, tạo sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP. Theo quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, có thể sơ bộ đánh giá độ lớn thị trường cho ngành cơ khí giai đoạn 2021 – 2045 khoảng 800 tỷ USD, đây là thị trường lớn để phát triển kinh tế của quốc gia.

Thứ hai, nếu chúng ta làm chủ việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, tự chủ trong việc thực hiện dự án, đặc biệt cho các nhà máy công nghiệp, các công trình lớn của đất nước. Thông thường, giá thành máy móc thiết bị hoặc công trình công nghiệp chế tạo trong nước rẻ hơn mua từ nước ngoài 10 đến 30%.

Thứ ba, tự chủ trong đầu tư, khi làm chủ về công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, ta có thể làm chủ về đầu tư các dự án, các công trình của đất nước, không lệ thuộc vào nhà thầu nước ngoài dẫn đến chậm trễ, tăng giá khi thực hiện dự án…

Với cơ khí giao thông như tàu cao tốc, đường sắt trong thành phố, nếu làm chủ về công nghệ, không những giá đầu tư rẻ mà giá cho vận hành, bảo hành, bảo trì rất rẻ.

Cơ khí nông nghiệp nếu được nghiên cứu, sản xuất bởi các nhà chế tạo trong nước sẽ phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam và đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ví dụ máy và thiết bị phục vụ ngành nông nghiệp ước tính dung lượng thị trường xấp xỉ một tỷ USD/năm nhưng giá trị gia tăng cho các nông sản, thực phẩm có thể đạt vài tỷ USD/năm.

Bên cạnh đó, phát triển ngành cơ khí kết hợp với phát triển công nghiệp điện tử, viễn thông giúp Việt Nam có thể có được nguồn vũ khí giá rẻ và hiện đại để đảm bảo đủ sức mạnh đối phó trong tình huống chiến tranh.

Tuy vậy để ngành công nghiệp cơ khí phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường từ nay đến năm 2045, cần xây dựng một chiến lược tổng thể và các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển các ngành công nghiệp có giá trị đầu tư lớn và quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia.

Trong đó, các biện pháp và lộ trình cụ thể: Với ngành công nghiệp ô tô, cần xây dựng lộ trình và cơ chế để thúc đẩy nội địa hóa sản xuất các linh kiện và phụ tùng ô tô. Đây là một ngành có thị trường trong nước lớn và khi đã phát triển, các doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tạo điều kiện và cơ chế để nội địa hóa sản xuất các turbin điện gió, cột, cánh chế tạo trong nước. Tìm kiếm cách mua hoặc liên doanh để làm chủ công nghệ cho phần máy phát, hộp giảm tốc, điều khiển và các linh kiện khác, với mục tiêu nội địa hóa từ 50% trở lên cho phần này.

Nâng cao nội địa hóa trong ngành giao thông đường sắt và tàu điện và tăng cường nội địa hóa trong ngành khai thác và chế biến bô xít và điện khí. Xây dựng các nhà máy, công trình công nghiệp, thiết bị cảng biển, nhà máy khai thác và chế biến bô xít trong nước làm tổng thầu với tỷ lệ nội địa hóa từ 50% trở lên về giá trị. Đối với ngành điện khí, đưa ra mục tiêu nội địa hóa từ 50% trở lên về giá trị.

Tiếp tục thúc đẩy chương trình "công nghiệp hỗ trợ" với các cơ chế chính sách bổ sung và cập nhật cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đặc biệt, cần bỏ giấy phép con trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét lại việc đánh thuế cho sản phẩm hoàn chỉnh và các chi tiết của sản phẩm, bỏ việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với các cá nhân đã được đào tạo và tốt nghiệp đúng theo các chuyên ngành làm việc, bỏ việc các doanh nghiệp nhà nước phải đấu thầu lựa chọn nhà thầu phụ khi đã đấu thầu để có được hợp đồng, đề nghị các doanh nghiệp khi nhận chuyển giao công nghệ được thừa hưởng năng lực của bên chuyển giao công nghệ…

Những biện pháp và mục tiêu trên được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ và gia tăng thị phần cho mặt hàng thông dụng, đồng thời tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy con đường phát triển này còn rất dài và đòi hỏi sự cố gắng đồng thuận từ cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ, và các bên liên quan. Hy vọng dự án Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ xây dựng những cơ chế, chính sách cụ thể để các doanh nghiệp có định hướng trong đầu tư, để ngành cơ khí có thể phát triển đáp ứng đươc yêu cầu về phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

Thay cho lời kết

Từ lâu, Đảng ta đã xác định trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn, để tiến hành công nghiệp hóa đất nước cần ưu tiên phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực cho một số ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, mũi nhọn, ưu tiên (gọi chung là các ngành công nghiệp trọng điểm) để tạo tác động lan tỏa đến cả nền công nghiệp. Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia cần bám sát định hướng này.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng những chính sách mới sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng

Theo các chuyên gia kinh tế, các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò hết sức quan trọng, là động lực để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung. Với tầm quan trọng then chốt của các ngành công nghiệp trọng điểm đối với việc thúc đẩy phát triển nền công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn, chính sách phát triển công nghiệp quốc gia cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm để triển khai thành công quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Điều này cũng phù hợp với chủ trương "ưu tiên nguồn lực, có các cơ chế, chính sách đột phá, phù hợp để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ" tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy việc ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách, giúp tạo ra cơ chế và chính sách đột phá, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, giúp đất nước đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm sắp tới.

Theo Báo Công Thương

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 1: Doanh nghiệp Việt cần lực đẩy mới

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 1: Doanh nghiệp Việt cần lực đẩy mới

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức, cần động lực mới từ Luật Công nghiệp trọng điểm để vượt khó, bứt phá và phát triển bền vững.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 2: Kỳ vọng động lực mới

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 2: Kỳ vọng động lực mới

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm kỳ vọng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và góp phần vào sự phát triển toàn diện của nền kinh tế.

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
AVPL/SJC HCM 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
AVPL/SJC ĐN 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,250 ▲300K 76,150 ▲400K
Nguyên liệu 999 - HN 75,150 ▲300K 76,050 ▲400K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
TPHCM - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Hà Nội - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Hà Nội - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Đà Nẵng - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Đà Nẵng - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Miền Tây - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Miền Tây - SJC 88.000 ▲300K 90.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 75.500 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 75.500 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 75.400 ▲400K 76.200 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.900 ▲300K 57.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 43.330 ▲240K 44.730 ▲240K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.450 ▲170K 31.850 ▲170K
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,515 ▲45K 7,700 ▲55K
Trang sức 99.9 7,505 ▲45K 7,690 ▲55K
NL 99.99 7,520 ▲45K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,515 ▲45K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
Miếng SJC Thái Bình 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Miếng SJC Nghệ An 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Miếng SJC Hà Nội 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 87,700 ▲200K 90,400 ▲400K
SJC 5c 87,700 ▲200K 90,420 ▲400K
SJC 2c, 1C, 5 phân 87,700 ▲200K 90,430 ▲400K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75,600 ▲350K 77,200 ▲350K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 75,600 ▲350K 77,300 ▲350K
Nữ Trang 99.99% 75,400 ▲350K 76,400 ▲350K
Nữ Trang 99% 73,644 ▲347K 75,644 ▲347K
Nữ Trang 68% 49,607 ▲238K 52,107 ▲238K
Nữ Trang 41.7% 29,512 ▲146K 32,012 ▲146K
Cập nhật: 18/05/2024 17:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,542.79 16,709.89 17,245.90
CAD 18,212.53 18,396.50 18,986.61
CHF 27,337.87 27,614.01 28,499.80
CNY 3,452.70 3,487.58 3,599.99
DKK - 3,638.16 3,777.47
EUR 26,943.10 27,215.25 28,420.33
GBP 31,406.75 31,723.99 32,741.62
HKD 3,179.47 3,211.58 3,314.60
INR - 304.36 316.53
JPY 158.48 160.08 167.74
KRW 16.23 18.04 19.68
KWD - 82,668.54 85,973.23
MYR - 5,379.96 5,497.28
NOK - 2,331.49 2,430.47
RUB - 266.28 294.77
SAR - 6,767.26 7,037.78
SEK - 2,325.99 2,424.74
SGD 18,433.15 18,619.34 19,216.61
THB 621.40 690.45 716.88
USD 25,220.00 25,250.00 25,450.00
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,710 16,730 17,330
CAD 18,384 18,394 19,094
CHF 27,469 27,489 28,439
CNY - 3,452 3,592
DKK - 3,617 3,787
EUR #26,804 27,014 28,304
GBP 31,758 31,768 32,938
HKD 3,131 3,141 3,336
JPY 159.26 159.41 168.96
KRW 16.61 16.81 20.61
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,302 2,422
NZD 15,345 15,355 15,935
SEK - 2,300 2,435
SGD 18,349 18,359 19,159
THB 652.14 692.14 720.14
USD #25,165 25,165 25,450
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,150.00 25,450.00
EUR 27,087.00 27,196.00 28,407.00
GBP 31,525.00 31,715.00 32,705.00
HKD 3,195.00 3,208.00 3,314.00
CHF 27,506.00 27,616.00 28,486.00
JPY 159.51 160.15 167.51
AUD 16,660.00 16,727.00 17,239.00
SGD 18,533.00 18,607.00 19,168.00
THB 683.00 686.00 715.00
CAD 18,327.00 18,401.00 18,952.00
NZD 15,304.00 15,817.00
KRW 17.96 19.65
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25219 25219 25450
AUD 16721 16771 17284
CAD 18456 18506 18962
CHF 27722 27772 28325
CNY 0 3486.6 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3640 0
EUR 27342 27392 28094
GBP 31940 31990 32643
HKD 0 3250 0
JPY 161.21 161.71 166.26
KHR 0 5.6733 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.0393 0
MYR 0 5520 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 15332 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2320 0
SGD 18686 18736 19293
THB 0 662 0
TWD 0 780 0
XAU 8750000 8750000 8980000
XBJ 7000000 7000000 7550000
Cập nhật: 18/05/2024 17:00