Iran khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới
![]() |
Theo ông Mohammad Eslami - người đứng đầu cơ quan này, dự án sẽ kéo dài 7 năm.
Ông Mohammad Eslami cho biết thêm, nhà máy điện hạt nhân mới sẽ có công suất 300 MW, được xây dựng ở huyện nông thôn Darkhoveyn. Dự kiến dự án sẽ có trị giá 1,5 - 2 tỷ USD.
Iran cũng đã đưa một nhà máy điện hạt nhân công suất 1.000 MW đi vào vận hành ở tỉnh Bouchehr, nằm ở cực nam của đất nước.
Giám đốc AEOI cho biết, theo kế hoạch ban đầu, dự án nhà máy Darkhoveyn phải được giao cho “một công ty của Pháp” xây dựng. Tuy nhiên, “khi Iran trải qua cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, công ty Pháp đã rút khỏi dự án này”.
Ông Mohammad Eslami nói tiếp: “Sau đó, các quốc gia khác cũng tránh hợp tác với Cộng hòa Hồi giáo Iran vì sợ rơi vào tầm ngắm của các lệnh trừng phạt”.
Vào năm 2015, Iran đã ký với Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Vương quốc Anh, Nga và Đức một thỏa thuận tên “Kế hoạch hành động chung toàn diện” (JCPOA), hay còn gọi là “Thỏa thuận hạt nhân Iran”.
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Iran đã đồng ý đóng băng mọi hoạt động làm giàu uranium tại nhà máy Fordo - một cơ sở dưới lòng đất, tọa lạc cách thủ đô Tehran 180 km về phía nam. Đồng thời, quốc gia này cũng cam kết chỉ làm giàu uranium đến mức 3,67%.
JCPOA cũng đề nghị giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt quốc tế cho Iran nếu Chính phủ Iran không theo đuổi vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Tehran luôn từ chối lời đề nghị này.
Vào năm 2018, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và khôi phục các biện pháp trừng phạt. Chứng kiến nền kinh tế bị bóp nghẹt từ hành động này, Tehran đã dần khôi phục các hoạt động hạt nhân trong nước.
Vào tháng 1/2021, Iran đã khởi động quy trình làm giàu uranium đến mức 20% tại nhà máy Fordo. Sau đó, vào tháng 4/2021, Iran đã bắt đầu làm giàu uranium đến mức 60% tại tỉnh Natanz, và đang tiến gần mức 90% - đủ để sản xuất bom hạt nhân.
Và vào tháng 11/2022, Tehran cho biết đã bắt đầu làm giàu uranium đến mức 60% tại Fordo. Như vậy, Iran đã tiếp tục vi phạm các cam kết của mình.
Vào tháng 4/2021, hai bên đã bắt đầu thực hiện đàm phán để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Tuy nhiên, tiến trình đã bị đình trệ trong những tháng gần đây vì căng thẳng gia tăng giữa Iran và các cường quốc hiện diện trong thỏa thuận.
Ngọc Duyên
AFP
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Từ chiến tranh ủy nhiệm đến xung đột trực tiếp: Kỷ nguyên chiến lược mới ở Tây Á
-
Ngân hàng Thế giới tái đầu tư phát triển điện hạt nhân sau nhiều thập niên
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển ngành năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân
-
Iran: Không có rò rỉ phóng xạ sau các cuộc không kích của Mỹ - Israel
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước
-
Hợp nhất Đà Nẵng và Quảng Nam: Bước ngoặt trong phát triển vùng, phát triển quốc gia