Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2022

10:08 | 17/11/2022

241 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 17/11, tại Hà Nội, Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB), Tập đoàn IEC đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước (Vietnam Digital Finance) năm 2022 (VDF-2022) với chủ đề “Thúc đẩy Chuyển đổi số và Hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính”.

Hội thảo - Triển lãm VDF-2022 có sự hiện diện của đại diện các cơ quan của Quốc hội; Chính phủ; các Bộ, ngành; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Đại diện các hiệp hội; Đại diện một số trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và kinh tế số; Lãnh đạo các đơn vị Tổng cục thuộc Bộ Tài chính, Lãnh đạo phụ trách CNTT và Thống kê của các hệ thống; Đại diện các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính có triển khai ứng dụng CNTT; Đại diện một số đơn vị thuộc các cơ quan Tài chính địa phương;

Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2022
Nhiều nội dung chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế được đề cập tại Hội thảo - triển lãm VDF 2022

Các tổ chức quốc tế đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)...

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đại Trí - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết, theo chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

"Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nói riêng. Điều này lại một lần nữa lại được khẳng định rõ nét tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tài chính đến năm 2030", ông Trí nhấn mạnh.

Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ đã mở màn cho hàng loạt các chiến lược, kế hoạch sau này, cụ thể như Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó, mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 xây dựng tài chính điện tử, tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở, hệ sinh thái Tài chính số đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin toàn diện. Tới năm 2030, phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh với 4 lĩnh vực trọng tâm chính: Quản lý thuế chặt chẽ, tránh trục lợi thuế và cung cấp tiện ích tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp; Hải quan thông minh; Kho bạc số 3 “không” (không khách hàng giao dịch, không tiền mặt, không giấy tờ); Chuyển đổi số mạnh mẽ thị trường chứng khoán.

Trong thời gian qua, toàn ngành Tài chính đã tích cực triển khai các nhiệm vụ, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, qua đó đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả cho toàn xã hội góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế, hải quan, giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân.

Để tiếp tục duy trì các thành tích đạt được và thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong tổ chức, vận hành, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ trên môi trường số để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của Chính phủ, góp phần giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, mang lại sự hài lòng của người dân, giúp người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.

“Tôi mong rằng Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước (Vietnam Digital Finance) năm 2022 sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa các lãnh đạo cao cấp trong ngành Tài chính với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại ngành Tài chính trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” - ông Nguyễn Đại Trí nhấn mạnh.

Với tinh thần đó, trong khuôn khổ của Hội thảo - Triển lãm VDF-2022, các diễn giả, các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin trong và ngoài nước tập trung trao đổi, thảo luận về hai chủ đề chính của Hội thảo, gồm: Chuyên đề 1: Cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước; và Chuyên đề 2: Chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế, hải quan lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Các ý kiến tại Hội thảo đều đồng thuận khi cho rằng, ngành Tài chính sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa các kết quả đạt được, vượt qua các khó khăn, thách thức, giữ vững ngọn cờ tiên phong trong việc tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Bên cạnh các Phiên Hội thảo chuyên đề, Triển lãm VDF-2022 còn có các gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu các thành tựu mới nhất về chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính.

Sau phiên khai mạc, Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước (Vietnam Digital Finance) với chủ đề: “Thúc đẩy Chuyển đổi số và Hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính” tập trung cho phần Hội thảo, gồm hai chuyên đề: Chuyên đề 1: Cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước; và Chuyên đề 2: Chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế, hải quan lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Trên cơ sở các thông tin được thảo luận tại hai chuyên đề của Hội thảo, Ban Tổ chức đã thống nhất một số vấn đề trọng tâm cần lưu ý trong thời gian tới để công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính đạt mục tiêu đề ra, như sau:

Thứ nhất, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển, tác động tới mọi người dân, mọi hoạt động của nền kinh tế. Chuyển đổi số trước tiên là phải chuyển đổi tư duy, nhận thức, phải tạo được niềm tin số; phải có cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, thực chất, hiệu quả lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. Vì vậy, cần tiếp tục chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn của người dân, doanh nghiệp để chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của Chính phủ, giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, giúp người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội;

Thứ hai, cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách triển khai hiệu quả Chiến lược Tài chính đến năm 2030 và Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng 2030. Gắn Chuyển đổi số với xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Thực hiện chính sách động viên hợp lý, cải thiện dư địa tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Thứ ba, Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu, áp dụng các thành quả công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin lớn, cốt lõi của ngành, kế thừa kết quả triển khai Chính phủ điện tử để từng bước thực hiện chuyển đổi số ngành Tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính số, tham gia tích cực vào sự phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

Thứ tư, nâng cao tỉ lệ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến trong các lĩnh vực của tài chính. Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Thực hiện cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất các thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ mới trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động xã hội một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội. Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu.

Thứ năm, cần chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn, bao gồm an ninh, an toàn hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật thông tin toàn ngành tài chính; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, đẩy nhanh hoàn thiện các tiêu chuẩn kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, nhất là cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cho phép kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp và các bên liên quan…; khai thác dữ liệu quốc gia hợp lý để thúc đẩy chuyển đổi số; tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát, phân tích dữ liệu để bảo đảm an ninh, an toàn cho toàn bộ hệ thống; hoàn thiện các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng và phục vụ hoạt động giám sát an toàn thông tin mạng.

Thứ sáu, cần đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho nhân lực ngành tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là về nhân lực công nghệ thông tin; phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ của người lao động và có chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức, trình độ về công nghệ thông tin và kỹ năng về chuyển đổi số.

Với những kết quả đạt được, qua 7 năm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2019, Bộ Tài chính liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (Vietnam ICT index) khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Và đặc biệt, theo Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số năm 2020 và 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, Bộ Tài chính tiếp tục xếp vị trí thứ nhất hai năm liên tiếp trong các bộ cung cấp dịch vụ công về mức độ chuyển đổi số. Kết quả này cho thấy, ngành Tài chính đang tiên phong, chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi số.

Minh Châu

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 83,500 ▲900K 85,500 ▲600K
AVPL/SJC HCM 83,500 ▲700K 85,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 83,500 ▲700K 85,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,150 ▲100K 74,000 ▲100K
Nguyên liệu 999 - HN 73,050 ▲100K 73,900 ▲100K
AVPL/SJC Cần Thơ 83,500 ▲900K 85,500 ▲600K
Cập nhật: 03/05/2024 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
TPHCM - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Hà Nội - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Hà Nội - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Đà Nẵng - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Đà Nẵng - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Miền Tây - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Miền Tây - SJC 83.500 ▲600K 85.800 ▲700K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.100 ▼300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.100 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.000 ▼300K 73.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.100 ▼230K 55.500 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.920 ▼180K 43.320 ▼180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.450 ▼130K 30.850 ▼130K
Cập nhật: 03/05/2024 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,295 ▼10K 7,495 ▼5K
Trang sức 99.9 7,285 ▼10K 7,485 ▼5K
NL 99.99 7,290 ▼10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,270 ▼10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,360 ▼10K 7,525 ▼5K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,360 ▼10K 7,525 ▼5K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,360 ▼10K 7,525 ▼5K
Miếng SJC Thái Bình 8,350 ▲70K 8,550 ▲60K
Miếng SJC Nghệ An 8,350 ▲70K 8,550 ▲60K
Miếng SJC Hà Nội 8,350 ▲70K 8,550 ▲60K
Cập nhật: 03/05/2024 13:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,500 ▲600K 85,800 ▲700K
SJC 5c 83,500 ▲600K 85,820 ▲700K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,500 ▲600K 85,830 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 ▼150K 74,800 ▼150K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 ▼150K 74,900 ▼150K
Nữ Trang 99.99% 73,000 ▼150K 74,000 ▼150K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼149K 73,267 ▼149K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼102K 50,475 ▼102K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼63K 31,011 ▼63K
Cập nhật: 03/05/2024 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,290.45 16,455.00 16,982.87
CAD 18,135.12 18,318.30 18,905.94
CHF 27,242.56 27,517.74 28,400.50
CNY 3,438.77 3,473.50 3,585.47
DKK - 3,590.52 3,728.01
EUR 26,579.41 26,847.89 28,036.75
GBP 31,065.04 31,378.83 32,385.45
HKD 3,170.39 3,202.41 3,305.15
INR - 303.91 316.06
JPY 160.99 162.62 170.39
KRW 16.07 17.86 19.48
KWD - 82,463.57 85,760.23
MYR - 5,312.32 5,428.17
NOK - 2,268.79 2,365.11
RUB - 265.48 293.88
SAR - 6,758.91 7,029.11
SEK - 2,294.29 2,391.69
SGD 18,312.06 18,497.03 19,090.41
THB 610.05 677.83 703.78
USD 25,113.00 25,143.00 25,453.00
Cập nhật: 03/05/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,454 16,554 17,004
CAD 18,344 18,444 18,994
CHF 27,485 27,590 28,390
CNY - 3,469 3,579
DKK - 3,607 3,737
EUR #26,809 26,844 28,104
GBP 31,495 31,545 32,505
HKD 3,177 3,192 3,327
JPY 162.81 162.81 170.76
KRW 16.84 17.64 20.44
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,274 2,354
NZD 14,916 14,966 15,483
SEK - 2,290 2,400
SGD 18,327 18,427 19,157
THB 637.25 681.59 705.25
USD #25,202 25,202 25,453
Cập nhật: 03/05/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,153.00 25,453.00
EUR 26,686.00 26,793.00 27,986.00
GBP 31,147.00 31,335.00 32,307.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,299.00
CHF 27,353.00 27,463.00 28,316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16,377.00 16,443.00 16,944.00
SGD 18,396.00 18,470.00 19,019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18,223.00 18,296.00 18,836.00
NZD 14,893.00 15,395.00
KRW 17.76 19.41
Cập nhật: 03/05/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25185 25185 25453
AUD 16515 16565 17068
CAD 18401 18451 18903
CHF 27691 27741 28306
CNY 0 3474.1 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 27028 27078 27788
GBP 31350 31396 32361
HKD 0 3200 0
JPY 164.1 164.6 169.12
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0375 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14965 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18580 18630 19191
THB 0 650.2 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8490000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 03/05/2024 13:00