Nghị quyết của Bộ Chính trị về thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Giáo sư Nguyễn Mại: Hoạt động đầu tư nước ngoài luôn có gián điệp kinh tế

15:29 | 23/08/2019

292 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
"Trên thế giới, không nước nào không gắn hoat động đầu tư với hoạt động gián điệp để khai thác thông tin từ các nước rồi làm lợi cho quốc gia mình... những nước có vấn đề biên giới, hải đảo với chúng ta, không thể để họ thực hiện các dự án có ảnh hưởng và nguy cơ đến an ninh quốc phòng", lời Giáo sư Nguyễn Mại nhấn mạnh. 

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã chia sẻ đánh giá về Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 vừa được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành mới đây.

giao su nguyen mai hoat dong dau tu nuoc ngoai luon co gian diep kinh te
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

Dân Trí xin trích đăng một số ý kiến của Giáo sư Nguyễn Mại xung quanh những vấn đề được đề cập ở Nghị quyết quan trọng nói trên.

Ông có cảm nhận gì khi Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết cụ thể về thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau khi Việt Nam tổng kết 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

- Có thể nói, năm 2018 - 2019 là năm của doanh nghiệp, Bộ Chính trị có 3 Nghị quyết trong đó đáng chú ý là Nghị quyết về kinh tế tư nhân được coi là động lực kinh tế quan trọng. Lần đầu tiên đánh giá kinh tế tư nhân quan trọng như vậy.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE

Thứ hai là Nghị quyết về doanh nghiệp Nhà nước đẩy nhanh cổ phần và bây giờ là Nghị quyết về đầu tư nước ngoài.

Theo tôi, doanh nhân, doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay của đất nước là vai trò quan trọng, đội quân chủ lực. Nếu chúng ta làm cả ba đội quân này cùng phát triển, thì lúc đó chúng ta mới có tăng trưởng cao và theo hướng kinh tế số, tiến kịp thế giới.

Bao trùm lên Nghị quyết là đánh giá thành quả quan trọng nhưng vạch ra khiếm khuyết. Trong thu hút FDI, có hai điều quan trọng là số lượng vốn và chất lượng vốn, đã đến lúc chúng ta phải coi chất lượng là quan trọng nhất.

Vấn đề đáng chú ý trong Nghị quyết nhấn mạnh rà soát yếu tố an ninh quốc phòng trong các dự án. Lâu nay, vấn đề an ninh quốc phòng khó định lượng, chúng ta có nhiều cảnh báo về "núp bóng", rồi "sân sau" và nguy cơ ở các dự án có vị trí quan trọng, ông có bình luận gì về vấn đề này?

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam luôn coi trọng an ninh quốc phòng, an ninh xã hội là cấu phần không tách rời. An ninh quốc phòng trong đầu tư nước ngoài còn quan trọng hơn vì nó là một mảng của kinh tế đối ngoại đất nước.

Nước ta có rất nhiều bạn với quốc tế nhưng cũng có rất nhiều vấn đề phát sinh với các nước, đặc biệt là nước láng giềng như biển Đông, biên giới, hải đảo... Đây là vấn đề không hề bị coi nhẹ.

Nghị quyết này của Bộ Chính trị không nói nhiều mà chỉ nhắc việc rà soát đến an ninh quốc phòng bởi Việt Nam từ trước đến nay đã có rất nhiều Nghị quyết về an ninh quốc phòng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Tôi khẳng định, trên thế giới, không nước nào không gắn hoạt động đầu tư với hoạt động gián điệp để khai thác thông tin từ các nước rồi làm lợi cho quốc gia mình. Gần đây, Huawei của Trung Quốc và cách ứng xử của Mỹ là câu chuyện điển hình. Đây không chỉ là chuyện riêng của doanh nghiệp mà là an ninh giữa hai quốc gia.

Cách đơn giản đối với Việt Nam là cần phải chọn bạn mà chơi. Ở châu Á, chúng ta đang có hai người bạn rất đáng tin cậy là Nhật Bản và Hàn Quốc. Những doanh nghiệp Nhật, Hàn vào Việt Nam vào đây cả 30 năm nay không hề có chuyện gì về an ninh quốc phòng cả.

Nhưng trái lại, những nước có vấn đề biên giới, hải đảo với chúng ta, không thể để họ thực hiện các dự án có ảnh hưởng và nguy cơ đến an ninh quốc phòng.

Đầu tư nước ngoài sau một thời gian thực sự trở thành bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ lụy của nó phát sinh như: hai nền kinh tế trong một quốc gia, phân biệt trong chính sách phát triển, hủy hoại môi trường... Nghị quyết sẽ là rường cột để chúng ta thay đổi cách lựa chọn, thưa ông?

- Chúng ta không còn như năm 1990 khi thế giới nói "Việt Nam như cô gái đẹp" mà hiện Việt Nam đang như "Ngôi sao đang lên".

Vị thế của chúng ta ở ASEAN ngày càng thấy rõ, từ nước đối lập với phần còn lại; từ chỗ nước thấp nhất, dần dần chúng ta có vị thế cao hơn. Năm 2020, Việt Nam sẽ là Chủ tịch của ASEAN, các nước coi chúng ta là tiếng nói chủ chốt và vị thế ở ASEAN. Ngay cả cuộc họp ngoại giao của ASEAN vừa rồi, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói thẳng việc Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam và các nước ASEAN ủng hộ quan điểm của Việt Nam.

Mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ thay đổi rất nhanh, Mỹ vừa xóa thuế nhập đối với tôm của Việt Nam vào nước này về 0%. Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp thủy sản tăng rất nhanh.

Đặc biệt, tuy Mỹ không tham gia CPTPP nhưng hiện họ đang muốn đàm phán riêng về một Hiệp định thương mại tự do song phương mới với Việt Nam thay BTA. Mỹ coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương.

Mới đây, hai vị đại tướng của Mỹ có mặt ở Hà Nội để ủng hộ Việt Nam ở bãi Tư Chính... Tất cả những cái đó cho thấy Việt Nam là quốc gia đang được coi trọng, Mỹ - quốc gia hàng đầu thế giới xem xét là đối tác chiến lược trong chính sách đối ngoại của họ.

Hiện Việt Nam đã, đang ký EVFTA với EU, năm 2020 sẽ bắt đầu thực hiện với việc được bỏ từ 70 - 72% hàng hóa có thuế về 0%. Tuy nhiên, cái quan trọng nhất là EU và Mỹ sẽ mở rộng đầu tư vàoViệt Nam và Việt Nam kỳ vọng sẽ hút được vốn mới từ các nước phát triển.

Như vậy, mở rộng vấn đề hơn với Nghị quyết của Bộ Chính trị, tôi hy vọng quan hệ đầu tư từ EU, Mỹ vào Việt Nam sẽ tăng. Đối với nước ta, các đối tác ở châu Á như Nhật, Hàn, vùng lãnh thổ Đài Loan, rồi trong khu vực là Singapore, Thái Lan, Malaysia... có rất nhiều và không thiếu. Nhưng chọn theo các nào thì cần phải khôn ngoan.

Thời gian qua, có khá nhiều chính sách thể hiện ý chí của Đảng, Chính phủ để chuyển đổi kinh tế, tuy nhiên thực thi cụ thể còn khoảng cách và độ vênh, theo ông, chúng ta nên làm gì để Nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, tạo cú huých thời gian tới?

- Một giáo sư Việt kiều Mỹ nói mà tôi rất thấm thía là: "Hình như người Việt không coi trọng thời gian". Dù chúng ta có câu "thời gian là vàng, là bạc" nhưng trên thực tế các công việc cứ thực hiện 5 ngày cũng được, 10 ngày cũng được, một tháng cũng chẳng sao.

Sau Nghị quyết này, phải thay đổi rất nhanh chóng về thể chế kinh tế, các khâu về quản lý Nhà nước. Nếu để thời gian trôi đi thì dù có bao Nghị quyết cũng không có hiệu quả.

Chúng ta hiện nay đang ở trong kỷ nguyên số, Cách mạng 4.0, thời gian cũng là thước đo "hơn" - "thiệt", nếu sớm hơn một ngày thì khác, còn chậm hơn một ngày thì thất bại.

Trung Quốc họ làm và thông qua Luật chỉ trong vòng 3 tháng, còn Tổng thống Mỹ sau khi ngủ dậy có thể thông qua được một Luật vì họ có Hội đồng cố vấn, sau đó tham khảo và thông qua. Nếu chúng ta không thay đổi kiểu xếp hàng thông qua Luật như hiện nay thì rất nguy hiểm.

Do đó, tôi nghĩ tinh thần của Bộ Chính trị là không chỉ thay đổi thể chế kinh tế mà thay đổi cả cách làm Luật.

Ví dụ như vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp nước ngoài, Bộ Chính trị đưa cảnh báo từ lâu. Từ năm 2005, khi phát hiện Coca - Cola chuyển giá, nhưng đến tận bây giờ cũng không có Luật nào về chống chuyển giá cả. 14 năm rồi, cái gì cũng tồn tại như thế này mà không giải quyết được thì phản ứng chính sách của chúng ta quá chậm. Đây là thời điểm thay đổi.

Với quan điểm rà soát vấn đề an ninh quốc phòng, nhấn mạnh đến chất lượng vốn đầu tư nước ngoài và chú trọng chuyển giao công nghệ, theo ông nhà đầu tư nước ngoài có lo ngại chính sách của chúng ta thắt lại hoặc hồi tố hay không?

- Tâm lý nhà đầu tư ai cũng muốn ưu đãi, chọn lựa, nhưng đã đến lúc chúng ta phải đứng lên và suy nghĩ theo các của mình. Chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến của ADB, WB, IMF nhưng tất cả các ý kiến chỉ tham khảo thôi. Người quyết định phải là chúng ta.

Hai khổ đầu của Nghị quyết, Bộ Chính trị vẫn ưu tiên FDI, bảo hộ quyền của họ, còn ở dưới chỉ là giải pháp cụ thể. Tôi cho rằng, nếu những nhà đầu tư chân chính, có chiến lược đầu tư rõ ràng, muốn tìm kiếm lợi nhuận và gắn bó với Việt Nam tôi nghĩ họ sẽ không sợ gì cả.

Về hậu kiểm các dự án, chúng ta đang thiếu rất nhiều định mức quốc gia, tôi nghĩ các Bộ, ngành sau khi được phân cấp quyết định và trách nhiệm rồi nên hoàn thành định mức quốc gia. Ví dụ như chung cư, quỹ bảo trì dân góp vào mà chủ xây dựng tự tung tự tác mà bây giờ không giải quyết được.

Thứ 2 là phải thanh tra, giám sát tránh để xảy ra tình trạng thảm họa môi trường như đã xảy ra ở miền Trung như Formosa. Nếu chúng ta có thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ là con người mà cả công nghệ thì không thể xảy ra được nữa.

Thời gian gần đây, nhiều cảnh báo về đầu tư Trung Quốc núp bóng Việt Nam ở bất động sản, ở ngành sản xuất có thế mạnh để xuất khẩu, theo ông, Nghị quyết này sẽ tạo động lực để các Bộ, ngành ban hành chính sách cụ thể, hiệu quả hơn?

- Thực ra không phải chỉ đến khi có Nghị quyết này mới nhắc đến vốn "núp bóng" mà trong các Nghị quyết, chính sách của Việt Nam đã có rồi. Tuy nhiên, tôi có quan điểm khá công bằng là cũng phải coi nhà đầu tư Trung Quốc là đối tác của Việt Nam.

Nhiều khi lợi ích của doanh nghiệp khác với lợi ích của quốc gia. Ví dụ, ngay từ khi Mỹ chưa dỡ bỏ cấm vận Việt Nam, khá nhiều doanh nghiệp nước này thông qua doanh nghiệp thứ ba đầu tư làm ăn ở Việt Nam. Ở Trung Quốc hiện nay cũng vậy, nhiều doanh nghiệp lớn của họ khó khăn ở trong nước, muốn tránh và chọn Việt Nam. Vấn đề của chúng ta lúc này là lựa chọn và giám sát lựa chọn.

Câu chuyện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là phải tự trách mình, không ai bắt vay vốn Trung Quốc rồi cho họ chọn nhà thầu Trung Quốc, hoãn đi hoãn lại bao nhiêu lần, rồi tháng 4/2019 khai trương mà đến nay vẫn chưa thấy đâu cả.

Trân trọng cảm ơn giáo sư!

Theo Dân trí

giao su nguyen mai hoat dong dau tu nuoc ngoai luon co gian diep kinh teMỹ chỉ trích Trung Quốc đưa nhóm tàu trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
giao su nguyen mai hoat dong dau tu nuoc ngoai luon co gian diep kinh teYêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam
giao su nguyen mai hoat dong dau tu nuoc ngoai luon co gian diep kinh teĐảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội 14 tỉnh miền Trung

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 117,500 119,500
AVPL/SJC HCM 117,500 119,500
AVPL/SJC ĐN 117,500 119,500
Nguyên liệu 9999 - HN 10,830 11,130
Nguyên liệu 999 - HN 10,820 11,120
Cập nhật: 01/07/2025 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.800 116.300
TPHCM - SJC 117.500 119.500
Hà Nội - PNJ 113.800 116.300
Hà Nội - SJC 117.500 119.500
Đà Nẵng - PNJ 113.800 116.300
Đà Nẵng - SJC 117.500 119.500
Miền Tây - PNJ 113.800 116.300
Miền Tây - SJC 117.500 119.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.800 116.300
Giá vàng nữ trang - SJC 117.500 119.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.800
Giá vàng nữ trang - SJC 117.500 119.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.800
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.800 116.300
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.800 116.300
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.890 115.390
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 112.180 114.680
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.950 114.450
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.280 86.780
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.220 67.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.700 48.200
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.400 105.900
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.110 70.610
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.730 75.230
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.190 78.690
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.960 43.460
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.770 38.270
Cập nhật: 01/07/2025 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,140 11,590
Trang sức 99.9 11,130 11,580
NL 99.99 10,795
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,795
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,350 11,650
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,350 11,650
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,350 11,650
Miếng SJC Thái Bình 11,750 11,950
Miếng SJC Nghệ An 11,750 11,950
Miếng SJC Hà Nội 11,750 11,950
Cập nhật: 01/07/2025 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16511 16779 17355
CAD 18557 18834 19451
CHF 32094 32476 33117
CNY 0 3570 3690
EUR 29970 30243 31274
GBP 34955 35348 36281
HKD 0 3196 3399
JPY 174 178 184
KRW 0 18 20
NZD 0 15510 16100
SGD 19938 20221 20747
THB 719 782 835
USD (1,2) 25853 0 0
USD (5,10,20) 25893 0 0
USD (50,100) 25921 25955 26300
Cập nhật: 01/07/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,910 25,910 26,270
USD(1-2-5) 24,874 - -
USD(10-20) 24,874 - -
GBP 35,393 35,489 36,382
HKD 3,265 3,275 3,374
CHF 32,304 32,405 33,220
JPY 177.98 178.3 185.82
THB 766.14 775.6 829.8
AUD 16,817 16,878 17,346
CAD 18,797 18,857 19,408
SGD 20,105 20,168 20,845
SEK - 2,712 2,806
LAK - 0.92 1.28
DKK - 4,035 4,173
NOK - 2,551 2,642
CNY - 3,594 3,691
RUB - - -
NZD 15,523 15,667 16,123
KRW 17.86 18.62 20.1
EUR 30,185 30,209 31,436
TWD 807.36 - 977.43
MYR 5,790.69 - 6,533.62
SAR - 6,839.83 7,198.96
KWD - 83,043 88,336
XAU - - -
Cập nhật: 01/07/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,910 25,910 26,250
EUR 29,949 30,069 31,193
GBP 35,129 35,270 36,266
HKD 3,257 3,270 3,375
CHF 32,037 32,166 33,098
JPY 176.68 177.39 184.77
AUD 16,699 16,766 17,301
SGD 20,094 20,175 20,727
THB 779 782 817
CAD 18,730 18,805 19,333
NZD 15,562 16,070
KRW 18.37 20.24
Cập nhật: 01/07/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25935 25935 26295
AUD 16680 16780 17350
CAD 18734 18834 19391
CHF 32330 32360 33246
CNY 0 3609.8 0
CZK 0 1170 0
DKK 0 4060 0
EUR 30249 30349 31124
GBP 35251 35301 36412
HKD 0 3330 0
JPY 177.49 178.49 185
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6335 0
NOK 0 2595 0
NZD 0 15618 0
PHP 0 430 0
SEK 0 2730 0
SGD 20093 20223 20956
THB 0 748 0
TWD 0 880 0
XAU 11500000 11500000 11950000
XBJ 10000000 10000000 11950000
Cập nhật: 01/07/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,930 25,980 26,260
USD20 25,930 25,980 26,260
USD1 25,930 25,980 26,260
AUD 16,767 16,917 17,982
EUR 30,313 30,463 31,639
CAD 18,694 18,794 20,110
SGD 20,177 20,327 20,804
JPY 178.05 179.55 184.2
GBP 35,352 35,502 36,625
XAU 11,748,000 0 11,952,000
CNY 0 3,493 0
THB 0 784 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 01/07/2025 08:00