Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam
![]() |
![]() |
![]() |
Chiều ngày 22/8, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng đã trả lời nhiều câu hỏi của báo giới về việc Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương 8 quay trở lại xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam.
![]() |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng |
"Như đã thông tin ngày 16/8, trong những ngày qua, nhóm tàu Trung Quốc đã trở lại xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS)", bà Hằng nhấn mạnh.
Theo bà Hằng, Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực.
![]() |
Tàu Địa chất Hải dương 8 hoạt động gần bờ biển Trung Quốc năm 2018. Ảnh: Schottel. |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, và pháp luật của Việt Nam, với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định an ninh khu vực và quốc tế.
Việt Nam đề nghị các quốc gia liên quan đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh hàng hải và hàng không, tuân theo luật pháp quốc tế.
“Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Một lần nữa, chúng tôi đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh trong khu vực, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước UNCLOS 1982” - bà Hằng nêu rõ.
Hải Anh
- Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
- VEC bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
- Đến năm 2050, Hải Phòng đặt mục tiêu trở thành thành phố hàng đầu châu Á
- Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
- Khánh Hòa đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
- Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
- Việt Nam hoan nghênh các Quỹ đầu tư, Tập đoàn của Ả Rập Xê-út đến đầu tư
- Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?
- Sửa đổi tên và thời hạn Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh
- Kéo dài thời gian thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
- Phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
-
Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
-
VEC bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
Đến năm 2050, Hải Phòng đặt mục tiêu trở thành thành phố hàng đầu châu Á
-
Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
-
Khánh Hòa đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030