EU theo chân Mỹ chống lại Trung Quốc?

18:38 | 30/05/2021

1,261 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào ngày 20 tháng 5, Nghị viện châu Âu đã hoãn việc phê chuẩn Hiệp định giữa EU và Trung Quốc về Đầu tư, được Ủy ban châu Âu ký vào tháng 12/2020 sau bảy năm đàm phán. Nghị quyết đã được đa số phiếu tán thành với 599 phiếu thuận, 30 phiếu chống và 58 phiếu trắng.
EU theo chân Mỹ chống lại Trung Quốc?

Về mặt chính thức, nghị quyết này được coi như một sự đáp trả các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các thành viên của Nghị viện châu Âu, do Bắc Kinh quyết định sau khi các quan chức EU cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ. Các nhà lập pháp EU cho rằng các biện pháp trừng phạt Trung Quốc là bất hợp pháp vì vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng các biện pháp trừng phạt của EU là hợp pháp vì chúng dựa trên cơ sở bảo vệ nhân quyền do Liên hợp quốc thiết lập.

Động cơ thực sự đằng sau màn “bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc” là gì? Chiến lược do Washington đưa ra và dẫn đầu nhằm chiêu mộ các nước châu Âu vào liên minh chống lại Nga và Trung Quốc. Đòn bẩy cơ bản của hoạt động này là việc 21 trong số 27 quốc gia của Liên minh châu Âu là thành viên của NATO dưới sự chỉ huy của Mỹ. Đi đầu trong việc chống lại Trung Quốc, cũng như chống lại Nga, là các nước phương Đông đồng thời là thành viên của NATO và EU, vốn có mối liên hệ với Washington nhiều hơn là với Brussels, làm tăng ảnh hưởng của Mỹ đối với chính sách đối ngoại của EU. Chính sách thực chất của EU tuân theo chính sách của Mỹ, đặc biệt là thông qua NATO. Nhưng không phải tất cả các đồng minh EU đều ở cùng một cấp độ: Đức và Pháp đồng ý bí mật với Mỹ trên cơ sở có đi có lại, ngược lại Ý tuân theo bằng cách giữ im lặng trước những phương hại đến lợi ích của mình. Do đó, Tổng thư ký NATO Stoltenberg có thể tuyên bố, vào cuối cuộc gặp với Tổng thống Pháp Macron vào ngày 21/5: "Chúng tôi sẽ ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ chống lại các nước như Nga và Trung Quốc".

Trung Quốc, vốn chưa được NATO coi là một "mối đe dọa" nên tập trung sức lực vào chiến lược chống lại Nga, giờ đây đã bị đặt ngang hàng với Nga. Điều này xảy ra trong bối cảnh tại Washington, chiến lược chống lại Trung Quốc sắp trở thành luật. Theo sáng kiến hai nghị sĩ Menendez Đảng Dân chủ và Risch Đảng Cộng hòa, dự thảo luật Bill S. 1169 về Cạnh tranh Chiến lược với Trung Quốc đã được trình lên Thượng viện vào ngày 15 tháng 4. Động lực của luật này chắc chắn là một cuộc đối đầu toàn diện: “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tận dụng sức mạnh chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự, công nghệ và ý thức hệ để trở thành một đối thủ toàn cầu chiến lược, gần như ngang bằng với Mỹ. Các chính sách ngày càng được Trung Quốc theo đuổi trong các lĩnh vực đi ngược lại với lợi ích và giá trị của Mỹ, các đối tác của nước này và phần lớn phần còn lại của thế giới ”.

Trên cơ sở này, luật quy định các biện pháp chính trị, kinh tế, công nghệ, truyền thông, quân sự và các biện pháp khác chống lại Trung Quốc nhằm tấn công và cô lập Trung Quốc. Một lời tuyên chiến đúng nghĩa, không theo nghĩa bóng. Đô đốc Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, đã yêu cầu Quốc hội chi 27 tỷ USD để xây dựng xung quanh Trung Quốc một bức tường các căn cứ tên lửa và hệ thống vệ tinh, bao gồm cả một chùm radar trên các trạm không gian. Trong khi đó, áp lực quân sự của Mỹ đối với Trung Quốc gia tăng: Các đơn vị tên lửa dẫn đường của Hạm đội 7 bay trên Biển Đông, các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ đã được triển khai đến đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương.

Theo chân Mỹ, NATO cũng mở rộng chiến lược sang Đông Á và Thái Bình Dương, nơi - theo tuyên bố của Stoltenberg - "chúng tôi cần tăng cường sức mạnh quân sự với các đối tác thân thiết như Australia và Nhật Bản". Do đó, Nghị viện châu Âu đã không chỉ đơn giản thực hiện một bước nữa trong “cuộc chiến trừng phạt” chống lại Trung Quốc, mà đã tiến thêm một bước nữa trong việc đưa châu Âu vào cuộc chiến.

Chính sách thân Trung Quốc của ông Duterte đang dần Chính sách thân Trung Quốc của ông Duterte đang dần "chết yểu"
Quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung Quốc gia tăng căng thẳngQuan hệ quốc phòng Mỹ-Trung Quốc gia tăng căng thẳng
Trung Quốc sắp Trung Quốc sắp "hất cẳng" Mỹ khỏi Trung Đông?

Nh.Thạch

AFP