Đường ống dẫn dầu Niger-Benin bị đe dọa

09:32 | 20/08/2023

220 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong mắt nhà phân tích Philippe Rosenthal, nền kinh tế Niger phát triển nhờ xây dựng đường ống dẫn dầu Niger-Benin, nhưng tiềm năng phát triển đang có nguy cơ bị giậm chân tại chỗ. Liệu cuộc khủng hoảng đảo chính ở Niger và các lệnh trừng phạt của khối khu vực Tây Phi sẽ có ảnh hưởng gì đến việc đưa vào vận hành đường ống nối giữa Niger và Benin ​​trong cuối năm nay? Theo ông, câu hỏi tùy thuộc vào vấn đề cô lập kinh tế của Niger.
Đường ống dẫn dầu Niger-Benin bị đe dọa
Một hệ thống đường ống dẫn khí bị bỏ hoang

Lẽ ra, việc đưa đường ống dẫn giữa Niger và Benin vào vận hành vào cuối năm nay sẽ đánh dấu sự gia nhập của Niger - một quốc gia không giáp biển ở Tây Phi, vào hội những nước xuất khẩu dầu mỏ. Theo dự án, đường ống sẽ nối các giếng dầu của mỏ Agadem ở Niger, đến cảng dầu nước sâu Sèmè-Kpodji ở Benin. Tại đây, lần đầu tiên, dầu thô của Niger sẽ được đưa ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, theo nhà phân tích, ý định có nguy cơ bị bỏ ngỏ vì các nhà lãnh đạo của khối Tây Phi, với sự hỗ trợ của phương Tây, đã đặt ra các lệnh trừng phạt chống lại Niger. Đài quan sát Con đường Tơ lụa Mới (OFNRS) của Pháp từng báo cáo: "Kể từ khi đổi mới quan hệ với Benin, Trung Quốc tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác song phương với quốc gia Tây Phi này nhằm mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế của Benin", "bằng cách đầu tư vào một số cơ sở hạ tầng”, đặc biệt là đường ống dẫn dầu Niger-Benin này.

OFNRS chỉ ra rằng đường ống này, "có tổng chiều dài là 2.000 km, đi từ Niger đến Benin”, sẽ là đường ống dài nhất ở châu Phi, như lời của Samou Seidou Adambi - Bộ trưởng Bộ Nước và Mỏ của Benin. Đáng chú ý, dự án đã bị trễ nải do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Hơn nữa, theo OFNRS, "tuyến đường đi từ Niger qua TChad và Cameroon, tuy là giải pháp rẻ nhất và nhanh nhất", nhưng lại bị hủy bỏ vì tình hình bất ổn ở TChad.

Siêu dự án Niger - Benin được giao cho Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNODC). Công ty này đã lần lượt tạo ra hai công ty con để xây dựng và quản lý đường ống. Hơn nữa, Công ty Đường ống dẫn dầu Tây Phi (WAPCo, ở Niger và ở Benin) cũng sẽ tham gia vào xây dựng, vận hành, bảo trì và quản lý đường ống được chờ đợi từ lâu này ở Niger. Do đó, theo nhà phân tích Philippe Rosenthal, cuộc đảo chính ở Niger và sự nắm quyền chính trị của Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) và các biện pháp trừng phạt của ECOWAS với sự hỗ trợ từ phương Tây, sẽ làm dự án vận chuyển dầu từ đông nam Niger đến bờ biển Đại Tây Dương của Benin tan thành mây khói. Các chuyên gia băn khoăn liệu CNODC có kịp thời bàn giao dự án đúng thời hạn vào quý cuối cùng của năm nay hay không.

Mặt khác, các nhà chức trách Benin đã lên tiếng trấn an. Benin nói rằng đường ống Niger không bị ảnh hưởng gì từ các lệnh trừng phạt. "Tình hình chính trị hiện tại không liên quan gì đến việc thực hiện dự án", trích lời của ông Alassane Kora - Phó Chánh văn phòng của Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Benin, nói với Reuters. “Điều này có nghĩa là công việc vẫn đang tiến triển ở Niger và Benin. Có thể sẽ có một chút chậm trễ trong lịch trình. Cụ thể, đợt thử nghiệm đầu tiên, nhằm thử cho dầu chảy qua đường ống, sẽ không được thực hiện vào tháng 10 hoặc đầu tháng 11 như dự kiến”.

Ngoài ra, ông Wilfried Leandre Houngbedji - Phát ngôn viên của chính phủ Benin, cho Reuters biết rằng "việc đóng cửa biên giới do ECOWAS áp đặt sẽ không gây ảnh hưởng đến công việc xây dựng đường ống có tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỷ USD này.

Hiện tại, Niger đang chịu nhiều áp đặt trừng phạt kinh tế, được cho là nhằm buộc chính phủ quân sự lập lại trật tự hiến pháp. Ngoài việc đóng cửa biên giới, các biện pháp trừng phạt này còn bao gồm đóng băng tài sản của đất nước tại Ngân hàng Trung ương của Các nước Tây Phi và đình chỉ các giao dịch thương mại. Trong bối cảnh đó, rất khó để Niger nhập khẩu những thiết bị còn lại từ nước ngoài, hay thậm chí là không mời được các kỹ thuật viên chuyên ngành để kiểm tra đường ống.

Trong buổi phỏng vấn với RFI, ông Amaury de Félingonde - Phó Giám đốc của Okan, văn phòng tư vấn tài chính và chiến lược châu Phi kiêm bên tham gia vào dự án này, đã bày tỏ sự lo ngại rằng công tác vận hành đường ống sẽ bị chậm trễ. Ông nói: “Chắc chắn với việc phong tỏa như hiện nay, việc quyết toán dự án có lẽ sẽ trở nên phức tạp. Để thực hiện các cuộc kiểm tra, ta phải mời các kỹ thuật viên đến, nhưng việc này có khả năng trở nên phức tạp trong những tháng tới”.

Trước khi xảy ra đảo chính quân sự ngày 26/7, chính quyền cũ của Niger đã đặt dầu mỏ làm trọng tâm trong chiến lược phát triển của họ. Đối với ông Brigi Rafini - Thủ tướng lúc bấy giờ, dự án đường ống Niger - Benin là “một dự án có cơ cấu lớn, mang lại nhiều hy vọng cho người dân Niger”, “cho phép Niger” có được vị thế của một quốc gia khai thác dầu mỏ”. Thật vậy, theo OFNRS: “Niger khai thác được khoảng 20.000 thùng dầu/ngày, và đang hy vọng sẽ nâng sản lượng lên khoảng 110.000 thùng/ngày, trong đó khoảng 90.000 thùng/ngày sẽ được xuất khẩu qua đường ống”. Trang thông tin Jeune Afrique cũng ca ngợi sự thành công của nền kinh tế Niger nhờ vào dầu mỏ: "Các tổ chức quốc tế dự đoán, chưa cần tính đến trữ lượng, mức tăng trưởng kinh tế của đất nước vẫn sẽ đạt hai con số, nhờ vào việc đưa vào vận hành một đường ống giúp nâng khả năng xuất khẩu vàng đen lên gấp 7 lần vào cuối năm 2023”.

Nếu lịch trình không bị gián đoạn, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng vọt. Jeune Afriqua tính toán: Trong năm 2017, dầu mỏ từng chỉ chiếm 4% GDP của Niger và 17% tiền thuế. Nhưng vào năm 2025, vàng đen sẽ chiếm 24% GDP của Niger và 45% tiền thuế (khoảng 400 tỷ franc CFA).

Đường ống này cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Từ tháng 3/2022, Deutsche Welle (DW) đã cố gắng tạo ra gần 3.000 việc làm ở Benin và Niger. Trên thực tế, Benin bỏ túi 300 tỷ franc CFA từ quyền quá cảnh và tiền thuế trong 20 năm đầu tiên. Bên cạnh đó, có khả năng các trường học xây dựng sẽ được xây dựng ven các khu vực có đường ống đi qua. DW cũng cho biết rằng “cảng Cotonou ở Benin đã được sử dụng để xuất khẩu uranium do Niger khai thác”. Việc hoàn thành đường ống này sẽ thay đổi hoàn toàn môi trường kinh tế xã hội của Niger - một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Vào năm 2019, Giá trị Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Niger chỉ là 0,394, xếp quốc gia này vào nhóm "phát triển con người thấp", đứng thứ 189 trong số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhưng theo nhà phân tích Philippe Rosenthal, hy vọng mới cho nền kinh tế đang có nguy cơ bị phá hủy, vì những lệnh trừng phạt kinh tế đang giáng xuống Niger.

Tòa án Tối cao Mỹ cho phép hoàn thiện dự án đường ống dẫn dầu Mountain Valley PipelineTòa án Tối cao Mỹ cho phép hoàn thiện dự án đường ống dẫn dầu Mountain Valley Pipeline
Số phận đường ống dẫn dầu của PetroChina sau cuộc đảo chính ở Niger?Số phận đường ống dẫn dầu của PetroChina sau cuộc đảo chính ở Niger?
Phát hiện rò rỉ trên đường ống dẫn dầu của Nga đến ĐứcPhát hiện rò rỉ trên đường ống dẫn dầu của Nga đến Đức

Ngọc Duyên

AFP