Chi tiêu gia đình trong suy thoái kinh tế

06:19 | 26/10/2013

1,735 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vay tín dụng dễ dàng để tiêu dùng và thói quen tậu nhà cửa của người châu Á trong khi giá bất động sản tăng vọt đã khiến tỷ lệ nợ của các hộ gia đình tại 4 nước châu Á là Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan đã lên đến đỉnh điểm và đưa các nước này vào một vòng xoáy nguy hiểm tiềm tàng cho nền kinh tế.

Châu Á đang “vung tay quá trán”

Theo nghiên cứu mới về người tiêu dùng châu Á của Coface - một trong những tổ chức bảo hiểm tín dụng dẫn đầu toàn cầu với thị phần 25%, tỷ lệ vay nợ của người Malaysia là cao nhất, tương đương 196% so với thu nhập hằng năm của mình, cao hơn cả Hàn Quốc (166%). Vào năm 2003, tỷ lệ này tại Malaysia chỉ ở mức 125%.

Trong khi đó, có thể nói, tại Hàn Quốc, các hộ gia đình nghèo nhất cũng chính là các hộ có nguy cơ nợ nần chồng chất nặng nhất. Theo đó, nợ của các hộ gia đình của 20% những người nghèo nhất đạt đến 184% tổng thu nhập khả dụng của họ vào năm 2012, tức là cao hơn 18 điểm so với mức trung bình của quốc gia.

Tại Singapore, các hộ gia đình chịu tác động gián tiếp của việc giá cả bất động sản tăng vọt. Tại quốc đảo nhỏ bé này, hơn 80% người dân làm chủ bất động sản. Số người vay tín dụng để mua nhà đất đã tăng lên 78% từ năm 2008 đến 2012. Còn ở Thái Lan, tỷ lệ nợ cũng đã lên tới con số 112%, rất cao.

Vay tín dụng tậu nhà khiến nhiều hộ gia đình châu Á nợ nần chồng chất

Thời gian gần đây, do kinh tế sa sút, các gia đình giảm chi tiêu, đặc biệt là hạn chế mua bất động sản. Tuy nhiên, điều này lại tác động lên giá cả bất động sản, khiến thị trường này “vỡ bong bóng”, làm cho các hộ gia đình không có khả năng trả nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ. Do vậy, “nợ hộ gia đình quá mức ở một số nước có thể khiến các nước này phải cân nhắc về các hoạt động trong trung hạn”, Coface nhận định.

Trước đó, một báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered công bố hồi tháng 7/2013 cho thấy, các hộ gia đình tại Singapore thuộc loại nợ nhiều nhất tại châu Á so với mức thu nhập họ kiếm được. Theo đó, trong năm 2012, người Singapore vay nợ tương đương 151% so với thu nhập hằng năm của mình. Đây là tỷ lệ cao thứ hai trong khu vực, sau Malaysia, với tỷ lệ là 182%. Trong giai đoạn 2000-2012, riêng nợ mua nhà ở Singapore tăng bình quân hằng năm là 12,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ này từ năm 2006 đến 2012 là 15,8%. Mặc dù việc trả lãi vay của các hộ gia đình Singapore ở mức thấp nhất khu vực (do lãi suất ngân hàng thấp), nhưng Standard Chartered cũng cảnh báo rằng, một khi lãi suất tăng, các khoản nợ sẽ trở nên khó khăn đối với nhiều chủ hộ gia đình, dù gánh nặng nợ nần hiện tại là vẫn có thể xử lý được.

Sẽ lặp lại khủng hoảng tài chính châu Á?

Theo Coface, 4 nước Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan có nguy cơ rơi vào tình trạng giống như Mỹ vào năm 2008, thời điểm mà tỷ lệ nợ trung bình của các hộ gia đình Mỹ lên tới 130%. Khi đó, nhiều hộ gia đình ở Mỹ đã không thể trả các khoản vay thế chấp mua nhà. Mặc dù các khoản nợ này không quá lớn, nhưng tác động của chúng không hề nhỏ. Một số ngân hàng đầu tư không chịu đựng nổi, do họ đã cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách hàng. Giá nhà đất sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm, kéo sụp hàng loạt các tổ chức tài chính khổng lồ.

Sự hoảng loạn bao trùm thị trường tài chính toàn cầu khiến thanh khoản thị trường tê liệt và giá các loại tài sản tài chính lao dốc, đẩy các định chế tài chính chìm sâu hơn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ “hàng trăm năm mới có một lần”. Riêng tại Mỹ, theo phân tích của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn bán lẻ Envirosell, sau khủng hoảng có đến 1/3 người Mỹ bị rơi xuống đẳng cấp xã hội thấp hơn. Người rất giàu trở nên ít giàu hơn, người trung lưu cấp cao tuột xuống trung lưu và người trung lưu mới rơi trở lại tầng lớp lao động.

Do đó, vấn đề nợ hộ gia đình quả thực rất đáng lo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là 4 nước Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng tương tự, nhất là khi những nền kinh tế mới nổi khác của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines đều “không ngồi cùng một thuyền với họ” - có tỷ lệ nợ rất thấp, dưới 35% trong năm 2012.

Mặc dù vậy, trong thời gian tới, 4 nước trên cần thực hiện một số biện pháp điều chỉnh, bao gồm cả việc giảm chi tiêu. Ngoài ra, chính quyền cần siết chặt chính sách tiền tệ cũng như luật lệ trong ngành bất động sản.

Trong những tháng gần đây, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đã tung ra các biện pháp mới nhằm hạn chế nợ tiêu dùng. Gần đây nhất, vào cuối tháng 6 vừa qua, MAS ban hành khung pháp lý mới, yêu cầu các định chế tài chính xem xét đến các nghĩa vụ nợ khác khi cấp một khoản vay bất động sản. Phần trả nợ hằng tháng của người mua bất động sản cũng không được vượt quá 60% thu nhập của họ. Quy định mới được áp dụng cho các khoản vay mua nhà và sẽ được áp dụng mở rộng cho các loại vay khác, bao gồm vay mua xe và vay nợ của sinh viên.

Càng giàu càng phải học tiết kiệm

Trong khi đó, một bản phân tích của Hãng tin AP (Mỹ) về chi tiêu của các hộ gia đình ở 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Pháp, Mỹ, Anh, Brazil, Nga và Ấn Độ - chiếm một nửa dân số thế giới và 65% GDP toàn cầu cho thấy, các gia đình chi tiêu cẩn trọng hơn và rút hàng trăm tỉ USD ra khỏi sàn chứng khoán, cắt giảm vay mượn lần đầu tiên trong hàng thập niên, đồng thời đổ tiền vào các khoản tiết kiệm.

Trong 5 năm trước khủng hoảng, nợ của các hộ gia đình ở 10 nền kinh tế lớn nhất tăng tới 34%. Khi giai đoạn khủng hoảng tài chính lên đến cao trào, mọi người bắt đầu phanh tốc độ vay nợ. Tỷ lệ nợ/người lớn ở 10 nước kinh tế phát triển giảm 1% trong 4,5 năm sau năm 2007. Các nhà kinh tế học cho rằng tỷ lệ vay nợ chưa từng giảm xuống đồng loạt như vậy, kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Để giảm nợ và tiết kiệm nhiều hơn, mọi người đã thắt chặt chi tiêu. Điều chỉnh chi tiêu vì lý do lạm phát, tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu tăng 1,6% một năm trong 5 năm sau khủng hoảng. Mức này chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trước thời kỳ khủng hoảng và cao hơn một chút so với tốc độ tăng dân số hằng năm trong giai đoạn này.

Khắp thế giới, dù ít hay nhiều, tại các nền kinh tế đang bành trướng và thu hẹp, người tiêu dùng trở nên tằn tiện. Có thể nhìn thấy điều đó ở xu hướng dùng đồ cũ như quần áo, xe hơi... nở rộ ở Mỹ, Anh… Xe hơi ở châu Âu xuống giá đến mức thấp nhất trong vòng hai thập niên. Dollar General, một chuỗi với khoảng 10.000 cửa hàng giảm giá ở Mỹ đã có số lời tăng ngoạn mục: gấp đôi trong vòng 3 năm qua.

Sau khi điều chỉnh lạm phát, người Mỹ tăng chi tiêu của họ trong 5 năm sau khủng hoảng lên bằng 1/4 so với trước khủng hoảng, theo Hãng kiểm toán hàng đầu thế giới PriceWaterhouseCoopers. 1% những hộ giàu nhất nước Mỹ đã tiết kiệm chi tiêu 30%, gấp ba lần hồi năm 2008, theo một báo cáo hồi tháng 7 của Hãng nghiên cứu American Express Publishing and Harrison Group. Chi tiêu của người Pháp chỉ hơi nhúc nhích. Ở Anh, chi tiêu đã không tăng chậm mà còn giảm. Người Anh tiêu dùng kém 3% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, tránh xa nợ nần và chi tiêu ít hơn có thể tốt cho tài chính của một gia đình, nhưng khi hàng trăm triệu gia đình làm vậy thì nó có thể sẽ làm nền kinh tế toàn cầu bất ổn.

P.Linh (tổng hợp)

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,900
AVPL/SJC HCM 82,600 ▼200K 84,900 ▼100K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▼200K 84,900 ▼100K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,150 ▲100K 74,000 ▲100K
Nguyên liệu 999 - HN 73,050 ▲100K 73,900 ▲100K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,900
Cập nhật: 03/05/2024 11:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
TPHCM - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Hà Nội - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Hà Nội - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Đà Nẵng - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Đà Nẵng - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Miền Tây - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲100K 85.300 ▲200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.100 ▼300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.900 85.200 ▲100K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.100 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.000 ▼300K 73.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.100 ▼230K 55.500 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.920 ▼180K 43.320 ▼180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.450 ▼130K 30.850 ▼130K
Cập nhật: 03/05/2024 11:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,285 ▼20K 7,490 ▼10K
Trang sức 99.9 7,275 ▼20K 7,480 ▼10K
NL 99.99 7,280 ▼20K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,260 ▼20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,350 ▼20K 7,520 ▼10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,350 ▼20K 7,520 ▼10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,350 ▼20K 7,520 ▼10K
Miếng SJC Thái Bình 8,320 ▲40K 8,520 ▲30K
Miếng SJC Nghệ An 8,320 ▲40K 8,520 ▲30K
Miếng SJC Hà Nội 8,320 ▲40K 8,520 ▲30K
Cập nhật: 03/05/2024 11:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲100K 85,300 ▲200K
SJC 5c 83,000 ▲100K 85,320 ▲200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲100K 85,330 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 ▼150K 74,800 ▼150K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 ▼150K 74,900 ▼150K
Nữ Trang 99.99% 73,000 ▼150K 74,000 ▼150K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼149K 73,267 ▼149K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼102K 50,475 ▼102K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼63K 31,011 ▼63K
Cập nhật: 03/05/2024 11:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,290.45 16,455.00 16,982.87
CAD 18,135.12 18,318.30 18,905.94
CHF 27,242.56 27,517.74 28,400.50
CNY 3,438.77 3,473.50 3,585.47
DKK - 3,590.52 3,728.01
EUR 26,579.41 26,847.89 28,036.75
GBP 31,065.04 31,378.83 32,385.45
HKD 3,170.39 3,202.41 3,305.15
INR - 303.91 316.06
JPY 160.99 162.62 170.39
KRW 16.07 17.86 19.48
KWD - 82,463.57 85,760.23
MYR - 5,312.32 5,428.17
NOK - 2,268.79 2,365.11
RUB - 265.48 293.88
SAR - 6,758.91 7,029.11
SEK - 2,294.29 2,391.69
SGD 18,312.06 18,497.03 19,090.41
THB 610.05 677.83 703.78
USD 25,113.00 25,143.00 25,453.00
Cập nhật: 03/05/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,462 16,562 17,012
CAD 18,351 18,451 19,001
CHF 27,489 27,594 28,394
CNY - 3,470 3,580
DKK - 3,608 3,738
EUR #26,817 26,852 28,112
GBP 31,508 31,558 32,518
HKD 3,178 3,193 3,328
JPY 162.79 162.79 170.74
KRW 16.84 17.64 20.44
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,275 2,355
NZD 14,921 14,971 15,488
SEK - 2,292 2,402
SGD 18,337 18,437 19,167
THB 637.32 681.66 705.32
USD #25,204 25,204 25,453
Cập nhật: 03/05/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,153.00 25,453.00
EUR 26,686.00 26,793.00 27,986.00
GBP 31,147.00 31,335.00 32,307.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,299.00
CHF 27,353.00 27,463.00 28,316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16,377.00 16,443.00 16,944.00
SGD 18,396.00 18,470.00 19,019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18,223.00 18,296.00 18,836.00
NZD 14,893.00 15,395.00
KRW 17.76 19.41
Cập nhật: 03/05/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25185 25185 25453
AUD 16515 16565 17068
CAD 18401 18451 18903
CHF 27691 27741 28306
CNY 0 3474.1 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 27028 27078 27788
GBP 31350 31396 32361
HKD 0 3200 0
JPY 164.1 164.6 169.12
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0375 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14965 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18580 18630 19191
THB 0 650.2 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8490000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 03/05/2024 11:00