Buông vàng tất loạn!

18:28 | 25/10/2013

571 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đằng sau những “cơn sốt nhẹ” của thị trường vàng gần đây cho thấy một điều, thị trường vàng vẫn tiềm ẩn yếu tố đầu cơ không hề nhỏ. Vì vậy, để thị trường vàng ổn định, lợi ích từ vàng phục vụ cho lợi ích quốc gia như thời gian vừa qua, thị trường vàng không thể vắng bóng “bàn tay” quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vậy nên những ý kiến hoài nghi về việc NHNN tiếp tục thực hiện các phiên đấu thầu vàng miếng xem ra có phần thiếu khách quan, thậm chí là ác ý và không loại trừ phục vụ lợi ích cho một số cá nhân!

Được xác định là một trong những điểm “nóng” của nền kinh tế mấy năm gần đây nên thị trường vàng luôn dành được sự quan tâm của dư luận xã hội và đặc biệt là giới đầu tư, kinh doanh vàng - kênh đầu tư được xem là siêu lợi nhuận với nhiều doanh nghiệp, thậm chí là với cả các ngân hàng thương mại. Vậy nên trước bất kỳ một chính sách mới nào nhằm siết chặt lại thị trường vàng, họ đua nhau đưa ý kiến bình luận, phân tích đúng - sai, được - mất khi chính sách đó được áp dụng. Nhìn vào những ý kiến đó có thể thấy, đồng tình thì ít mà phản đối thì nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này là do họ sợ, sợ nếu vàng bị siết chặt, họ sẽ mất đi những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Nhìn lại diễn biến thị trường vàng mấy năm trước và so sánh với thị trường vàng thời gian gần đây - kể từ khi NHNN triển khai quyết liệt các giải pháp ổn định thị trường vàng - mới thấy, lợi nhuận từ vàng lớn đến mức nào. Chẳng phải thông qua hơn 60 phiên đấu thầu vàng miếng, NHNN đã thu về cho ngân sách Nhà nước gần 7.000 tỉ đồng đó hay sao. Từ đó suy ra, nếu NHNN không phải đơn vị đứng ra độc quyền nhập khẩu vàng, sản xuất vàng miếng và bán lại cho doanh nghiệp thì số tiền lên tới 7.000 tỉ đồng và theo tính toán đến hết năm 2013, con số này sẽ lên tới cả chục ngàn tỉ đồng sẽ chảy vào túi ai? Rõ ràng, số tiền hàng ngàn tỉ đồng này sẽ chảy vào túi doanh nghiệp, túi của cá nhân và nhóm lợi ích.

Khi nói về sức ép mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình phải hứng chịu ở các diễn đàn của Quốc hội, một chuyên gia tài chính đã chia sẻ với Năng lượng Mới rằng: Thị trường vàng không giống với chuyện giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho tiếp cận vốn. Thống đốc có thể dùng mệnh lệnh hành chính đề yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng giảm lãi suất 1 hay 2% nhưng với vàng thì không hề đơn giản bởi nó đã gắn chặt với lợi ích của quá nhiều người, đặc biệt là với giới đầu cơ, thao túng thị trường. Thậm chí, có một bộ phận không nhỏ những quan chức của ta, phần vì được nhận lợi ích từ vàng, phần vì cũng trực tiếp tham gia vào các “nhóm lợi ích” để kinh doanh vàng đã gây khó cho những chính sách mới nhằm siết lại thị trường vàng.

“Cứ nhìn cái cách Thống đốc Nguyễn Văn Bình bị “quay” như chong chóng tại nhiều diễn đàn của Quốc hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng mới thấy, sức ép mà ông Thống đốc phải chịu lớn đến mức nào. Sức ép này không chỉ nhằm truy trách nhiệm của Thống đốc mà mục đích của nó rất có thể là phá hoại, là cản trở những chính sách mới này” - vị chuyên gia này chia sẻ.

Vượt lên trên sức ép đó, NHNN đã triển khai rất nhiều giải pháp mạnh tay như siết hoạt động kinh doanh vàng, độc quyền nhập khẩu vàng, sản xuất vàng miếng và đặc biệt là đấu thầu vàng miếng cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu về vàng… Kết quả của những chính sách này đã rõ, thị trường vàng đã trở lên ổn định hơn và những “cơn điên loạn” của vàng như từng xuất hiện những năm 2011, 2012 cũng chẳng còn xuất hiện, mức chênh lệch giá vàng cũng được điều chỉnh về mức hợp lý hơn và có thể xem là chấp nhận định khi xét đến yếu tố an toàn vốn cho NHNN.

Một điểm đáng ghi nhận khác là từ tháng 5/2012 đến nay, tuy mức chênh lệch giá vàng ở nhiều thời điểm vẫn duy trì ở mức cao nhưng hầu như không có tác động đáng kể đến tỉ giá, qua đó góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ, chống vàng hóa trong nền kinh tế. Sự ổn định của thị trường vàng cũng giúp thị trường ngoại tệ ổn định hơn khi không còn tình trạng nền kinh tế đối diện với nguy cơ “cháy” USD do các doanh nghiệp mua gom để nhập khẩu vàng. Kết quả này đã được Đảng, Chính phủ đánh giá rất cao và xem đây là một trong những yếu tố có đóng góp quan trọng vào đà phục hồi, tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2013.

Đó là những kết quả hết sức đáng ghi nhận đối với chính sách điều hành, quản lý thị trường vàng của NHNN và thực tế nó đã được cả nền kinh tế ghi nhận. Tuy nhiên, như đã đề cập tới ở trên, cái được của NHNN trong chính sách điều hành thị trường vàng cũng đồng nghĩa là mất với một bộ phận doanh nghiệp, nhóm lợi ích vốn dĩ nhiều năm kiếm bạc tỉ từ hoạt động đầu tư, kinh doanh vàng. Chắc hẳn khi nhìn con số 7.000 tỉ đồng lợi nhuận thu từ đấu thầu vàng sau các phiên đấu thầu vàng, họ sẽ rất… đau! Vậy nên chuyện những doanh nghiệp hay nhóm lợi ích lên tiếng phản đối chính sách điều hành, quản lý thị trường vàng của NHNN là điều rất dễ hiểu. Sự phản đối này của họ không loại trừ là có mục đích phá hoại chính sách nhằm giành lại quyền sản xuất, kinh doanh vàng.

Vậy nên, nếu buông thị trường vàng vào lúc này, thị trường vắng bóng “bàn tay” quản lý của NHNN thông qua các chính sách điều hành, quản lý thị trường vàng thì chắc chắn những yếu tố nguy cơ vốn dĩ vẫn đang tiềm ẩn sẽ trỗi dậy. Và như vậy, thị trường vàng rất có thể lại trở về thời kỳ bất ổn, hỗn loạn như năm 2011-2012, thời điểm mà những “tay to” như Nguyễn Đức Kiên tìm mọi cách rót cả ngàn tỉ đồng vào thị trường vàng để kiếm lợi! Thực tế diễn biến thị trường vàng những tháng gần đây cũng cho thấy, có nhiều thời điểm, tuy chỉ trong ngắn hạn, thị trường vàng vẫn xuất hiện những “cơn sốt” nóng khi NHNN giãn mật độ đấu thầu vàng miếng hoặc giảm số lượng vàng đấu thầu. Bằng chứng là có những phiên khi giá vàng giảm, người dân Hà Nội lại đổ xô đi mua vàng, tái hiện cảnh chen lấn, xô đẩy, xếp hàng dài mua vàng như thời điểm tháng 7/2011. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Năng lượng Mới thì ngoài yếu tố tâm lý của người dân vẫn coi vàng là thứ tài sản dự trữ thì không loại trừ có yếu tố đầu cơ bởi mức chênh lệch giá vàng từ mức dưới 3 triệu đồng/lượng hồi cuối tháng 8 đã bị đẩy lên gần 4 triệu đồng/lượng trong những phiên giao dịch gần đây.

Thực tế trên cho thấy, thị trường vàng hiện vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro, bất ổn và nếu không có “bàn tay” của NHNN can thiệp vào cung - cầu vàng trên thị trường thì thị trường vàng rất dễ loạn!

Theo thống kê của NHNN, sau 66 phiên đấu thầu vàng miếng, cơ quan này đã bán ra thị trường 1.670.200 lượng vàng, tương đương khoảng 62,6 tấn vàng và theo đánh giá của giới chuyên gia, đấu thầu vàng miếng đã phần nào hoàn thành sứ mệnh bình ổn thị trường vàng.


Thanh Ngọc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
AVPL/SJC HCM 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
AVPL/SJC ĐN 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,250 ▲300K 76,150 ▲400K
Nguyên liệu 999 - HN 75,150 ▲300K 76,050 ▲400K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,700 ▲300K 89,800 ▲300K
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
TPHCM - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Hà Nội - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Hà Nội - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Đà Nẵng - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Đà Nẵng - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Miền Tây - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Miền Tây - SJC 88.000 ▲300K 90.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - PNJ 75.500 ▲400K 77.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 75.500 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.700 ▲200K 90.200 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 75.500 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 75.400 ▲400K 76.200 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.900 ▲300K 57.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 43.330 ▲240K 44.730 ▲240K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.450 ▲170K 31.850 ▲170K
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,515 ▲45K 7,700 ▲55K
Trang sức 99.9 7,505 ▲45K 7,690 ▲55K
NL 99.99 7,520 ▲45K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,515 ▲45K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,580 ▲45K 7,730 ▲55K
Miếng SJC Thái Bình 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Miếng SJC Nghệ An 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Miếng SJC Hà Nội 8,780 ▲30K 9,020 ▲20K
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 87,700 ▲200K 90,400 ▲400K
SJC 5c 87,700 ▲200K 90,420 ▲400K
SJC 2c, 1C, 5 phân 87,700 ▲200K 90,430 ▲400K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75,600 ▲350K 77,200 ▲350K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 75,600 ▲350K 77,300 ▲350K
Nữ Trang 99.99% 75,400 ▲350K 76,400 ▲350K
Nữ Trang 99% 73,644 ▲347K 75,644 ▲347K
Nữ Trang 68% 49,607 ▲238K 52,107 ▲238K
Nữ Trang 41.7% 29,512 ▲146K 32,012 ▲146K
Cập nhật: 18/05/2024 17:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,542.79 16,709.89 17,245.90
CAD 18,212.53 18,396.50 18,986.61
CHF 27,337.87 27,614.01 28,499.80
CNY 3,452.70 3,487.58 3,599.99
DKK - 3,638.16 3,777.47
EUR 26,943.10 27,215.25 28,420.33
GBP 31,406.75 31,723.99 32,741.62
HKD 3,179.47 3,211.58 3,314.60
INR - 304.36 316.53
JPY 158.48 160.08 167.74
KRW 16.23 18.04 19.68
KWD - 82,668.54 85,973.23
MYR - 5,379.96 5,497.28
NOK - 2,331.49 2,430.47
RUB - 266.28 294.77
SAR - 6,767.26 7,037.78
SEK - 2,325.99 2,424.74
SGD 18,433.15 18,619.34 19,216.61
THB 621.40 690.45 716.88
USD 25,220.00 25,250.00 25,450.00
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,710 16,730 17,330
CAD 18,384 18,394 19,094
CHF 27,469 27,489 28,439
CNY - 3,452 3,592
DKK - 3,617 3,787
EUR #26,804 27,014 28,304
GBP 31,758 31,768 32,938
HKD 3,131 3,141 3,336
JPY 159.26 159.41 168.96
KRW 16.61 16.81 20.61
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,302 2,422
NZD 15,345 15,355 15,935
SEK - 2,300 2,435
SGD 18,349 18,359 19,159
THB 652.14 692.14 720.14
USD #25,165 25,165 25,450
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,150.00 25,450.00
EUR 27,087.00 27,196.00 28,407.00
GBP 31,525.00 31,715.00 32,705.00
HKD 3,195.00 3,208.00 3,314.00
CHF 27,506.00 27,616.00 28,486.00
JPY 159.51 160.15 167.51
AUD 16,660.00 16,727.00 17,239.00
SGD 18,533.00 18,607.00 19,168.00
THB 683.00 686.00 715.00
CAD 18,327.00 18,401.00 18,952.00
NZD 15,304.00 15,817.00
KRW 17.96 19.65
Cập nhật: 18/05/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25219 25219 25450
AUD 16721 16771 17284
CAD 18456 18506 18962
CHF 27722 27772 28325
CNY 0 3486.6 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3640 0
EUR 27342 27392 28094
GBP 31940 31990 32643
HKD 0 3250 0
JPY 161.21 161.71 166.26
KHR 0 5.6733 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.0393 0
MYR 0 5520 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 15332 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2320 0
SGD 18686 18736 19293
THB 0 662 0
TWD 0 780 0
XAU 8750000 8750000 8980000
XBJ 7000000 7000000 7550000
Cập nhật: 18/05/2024 17:00