Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/7: Tình tiết mới nhất vụ phá hoại đường ống Nord Stream
![]() |
1. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 75,85 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 80,11 USD/thùng.
Giá chuẩn dầu Brent lần đầu tiên vượt ngưỡng 80 USD/thùng kể từ tháng 5 năm nay, sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ cho thấy chu kỳ tăng lãi suất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới cuối cùng cũng hạ nhiệt.
2. Toàn bộ 40% tổng lượng LNG mới được tung ra thị trường vào năm 2029 sẽ đến từ Qatar, Bộ trưởng Bộ Năng lượng của nước này và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty dầu khí quốc gia Qatar, QatarEnergy, mới đây đã tuyên bố.
Năm ngoái, Australia nổi lên là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, vận chuyển 82 triệu tấn (Mt) LNG trị giá 63 tỷ USD, một kỷ lục thế giới mới. Con số đó đã làm lu mờ 81,2 Mt do Qatar xuất khẩu và 79,1 Mt của Mỹ.
3. Phát hiện khí đốt tự nhiên Pensacola do Shell vận hành có thể chứa gần gấp đôi lượng tài nguyên so với ước tính ban đầu, đối tác thiểu số trong giấy phép, Deltic Energy Plc, mới đây cho biết.
Hoạt động khoan tại giếng Pensacola ở Nam Biển Bắc bắt đầu vào tháng 11 năm 2022 và vào tháng 1 năm 2023, Shell đã báo cáo về một phát hiện khí và đề xuất một chương trình kiểm tra toàn bộ giếng.
4. Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các nhà ngoại giao châu Âu cho rằng, các nhà điều tra vụ Nord Stream đã phát hiện ra dấu vết của chất nổ dưới đáy biển từ một chiếc du thuyền.
Thụy Điển, Đan Mạch và Đức đã cùng nhau điều tra về sự cố Nord Stream. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa rõ ai chịu trách nhiệm về vụ phá hoại tuyến đường ống.
5. Bộ trưởng năng lượng Ecuador Fernando Santos tiết lộ, chi phí nhập khẩu nhiên liệu của nước này đã vượt qua thu nhập xuất khẩu dầu thô và dầu mazut lần đầu tiên sau hơn 50 năm.
Điều này đánh dấu lần đầu tiên nhập khẩu năng lượng của Ecuador vượt quá xuất khẩu kể từ khi Ecuador bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ vào năm 1972, đồng thời nêu bật tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ mỗi khi giá dầu giảm mạnh.
Bản tin Năng lượng Quốc tế 11/7: Phát hiện quan trọng tại Biển Bắc Na Uy | |
Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/7: Trung Quốc thông qua đề xuất chuyển đổi thị trường dầu khí và năng lượng |
Bình An
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/4: Ai Cập và Azerbaijan xem xét hợp tác dầu khí
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 16/4: Giá trần dầu Nga có thể giảm trong thời gian tới
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/4: Liên minh Châu Âu xem xét mua thêm LNG của Mỹ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/4: EU sẽ linh hoạt đối với chỉ tiêu lưu trữ khí đốt