Trung Quốc và Trung Đông:

Bắc Kinh tham gia 'bàn cờ lớn'

09:45 | 26/01/2016

1,020 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chuyến thăm Trung Đông đầu tiên của Tập Cận Bình kể từ khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc 3 năm trước phản ánh 3 yếu tố quan trọng đang nổi lên trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của Bắc Kinh tại khu vực.

Trong tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành công du và thăm các nước Trung Đông - chuyến công du đầu tiên của một nhà lãnh đạo đại lục trong bảy năm trở lại đây.

Sau khi thăm Araq Saudi vào ngày Thứ Ba 19/1, ông Tập đã hạ cánh tại Ai Cập vào thứ Năm 21/1 và sau đó là chuyến thăm Iran trong năm ngày, vào thời điểm căng thẳng giữa Araq Saudi và Iran xung quanh việc xử tử giáo sĩ dòng Shia Sheikh Nimr al-Nimr vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chuyến thăm Trung Đông của ông Tập có thể cho thấy Trung Quốc đang muốn tăng cường các mối quan hệ khác ngoài kinh tế. Các thành tố cơ bản trong chính sách Trung Quốc vẫn là phát triển và mở rộng các quan hệ kinh tế và thương mại.

Có các bằng chứng rõ ràng và lâu dài chứng minh sự hiện diện kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực - từ các thị trường năng lượng khổng lồ của Araq Saudi đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Iran hay sự thống trị trong trao đổi thương mại với Lebanon.

bac kinh tham gia ban co lon
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thái tử Araq Saudi Mohammed bin Salman trong cuộc gặp tại Riyadh ngày 19/1/2016

Chương trình nghị sự trong chuyến thăm của ông Tập dành một khối lượng thời gian lớn cho những vấn đề này, trong đó tập trung hơn cả vào việc nỗ lực định hình một hệ thống thương mại và phát triển quốc tế theo hình ảnh của Trung Quốc.

Kế hoạch "Một Vành đai, Một con đường" (One Belt, One Road), ra mắt vào năm 2013, là trọng tâm trong những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đặt Trung Quốc ở trung tâm của một hệ thống thương mại quốc tế mới.

Việc mở rộng các quan hệ kinh tế đã khiến quan hệ ngoại giao được củng cố để bảo vệ và mở rộng những mối quan hệ này.

Trung Đông trong con mắt Trung Quốc

Các chuyến viếng thăm của cả chính phủ lẫn phe đối lập Syria đến Bắc Kinh trong tháng Mười hai, khi Trung Quốc đề nghị tổ chức các cuộc thảo luận giữa các bên, chỉ là bằng chứng mới nhất cho thấy một sự phát triển hứa hẹn sẽ nâng cao vị thế ngoại giao của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Sự toàn cầu hóa định nghĩa an ninh quốc gia Trung Quốc hàm chứa các khía cạnh chiến lược và an ninh tại khu vực Trung Đông.

Hơn một nửa lực lượng gìn giữ hòa bình bổ sung của Trung Quốc đóng tại tại Trung Đông - chủ yếu tuần tra ngoài khơi bờ biển Somali như là một phần trong một chiến dịch chống cướp biển của Liên Hiệp Quốc.

Vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong các nỗ lực đa phương như ví dụ kể trên được bổ sung bằng việc tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc.

Ví dụ nổi bật nhất là việc thiết lập các cơ sở quân sự của Trung Quốc đầu tiên bên ngoài biên giới tại quốc gia Djibouti nhỏ bé, nơi Mỹ và Pháp cũng duy trì lực lượng quân sự tuần tra các tuyến đường hàng hải quan trọng từ Trung Quốc sang các thị trường quan trọng của của nó thông qua kênh đào Suez vào Địa Trung Hải.

Lực lượng của IS hiện đang đe doạ đến an ninh của kênh đào Suez cũng được Bắc Kinh coi là một mối đe dọa đến sự an toàn của các tuyến đường và các đối tác thương mại của mình.

Do đó, Bắc Kinh phải tập trung vào các chủ đề này trong chương trình nghị sự giữa Trung Quốc, Ai Cập và Araq Saudi, cũng như với các nước khác khu vực - bao gồm cả Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung Quốc hiện đang được hưởng một vị thế trong khu vực mà không quốc gia nào trong số các cường quốc từng tranh giành ảnh hưởng tại đây có thể làm được.

Theo quan điểm của Tổng thư ký Liên đoàn Araq Nabil al-Araby, quan hệ của Trung Quốc với thế giới Ả Rập là "lý tưởng".

"Trung Quốc là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới luôn ủng hộ quyền lợi của Ả Rập vì chúng là những quyền lợi chính đáng. Trung Quốc không thiên vị sự ủng hộ của mình cho bất kỳ bên nào, đồng thời luôn luôn tìm kiếm những lợi ích chung."

Chính sách "Không kẻ thù" của Trung Quốc

Sự nhấn mạnh của Trung Quốc vào các vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ và chính sách "không có kẻ thù" cho thấy một sự tương phản hoàn toàn với các chính sách can thiệp của phương Tây trong thế kỷ qua.

Chính sách này phản ánh các lợi ích riêng của Trung Quốc, đồng thời cho phép Bắc Kinh tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của mình một cách rộng rãi hơn tại một khu vực phân cực như Trung Đông.

Giải thích quan điểm của Bắc Kinh về căng thẳng giữa Ai Cập và Araq Saudi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhang Ming cho biết: "Trong một số vấn đề của khu vực, Trung Quốc luôn luôn giữ một vị trí trung lập. Nếu Trung Đông không ổn định, tôi e ngại thế giới không có thể tồn tại hoà bình. Nếu một quốc gia hoặc một khu vực không ổn định, nó không thể phát triển. Trung Quốc chắc chắn hỗ trợ các nước trong khu vực có thể tự khám phá một con đường phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia của mình."

Các nguyên tắc ẩn sau thái độ cân bằng này lần đầu tiên xuất hiện trong sách lược ngoại giao chính thức của Trung Đông do Bắc Kinh ban hành vài ngày trước chuyến thăm Araq Saudi của ông Tập. "Chính sách Araq của Trung Quốc"- văn bản đầu tiên của loại hình văn bản này tại khu vực.

Theo báo cáo, "Các nước Ả Rập và Trung Quốc đạt được một sự đồng thuận rộng rãi về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ phẩm giá quốc gia, tìm kiếm các giải pháp chính trị cho các điểm nóng xung đột, đồng thời thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Trung Đông".

"Chúng tôi có chung quan điểm trong các vấn đề như cải cách Liên Hiệp Quốc, biến đổi khí hậu và các vòng đàm phán thương mại Doha, và duy trì phối hợp và hợp tác nhịp nhàng, chặt chẽ. Trao đổi văn hóa và giáo dục đang diễn ra thường xuyên hơn, quan hệ ngoại giao ở mức độ cá nhân đang trở nên gần gũi hơn với việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. "

Cái nhìn tích cực về sự trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế, như ví dụ kể trên, đã không cho thấy được tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Trung Đông đang thách thức khả năng định hình và thống trị của Hoa Kỳ tại khu vực, một việc mà Hoa Kỳ đã làm trong hơn ba phần tư thế kỷ qua.

Cho đến nay, Washington vốn không đánh giá cao vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn của nó từ Suez tới Iran. Tuy nhiên, có những dấu hiệu ở Washington cho thấy một cái nhìn ít thiện cảm hơn đối với "sự trỗi dậy của Trung Quốc". Từ sự khó chịu về việc thiết lập căn cứ quân sự ở Djibouti đến các tiếng nói lo ngại về triển vọng của việc Trung Quốc tham gia vào các chiến dịch quân sự ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad của Nga.

Câu hỏi được đặt ra là: "Đến thời điểm trung lập không còn là một lựa chọn, Trung Quốc sẽ ở phe nào" - một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

Phúc Lê

cnbc, aljazeera