Ăn chay thế nào cho đúng? (Kỳ 2)

08:18 | 12/07/2012

794 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nếu người phát tâm ăn chay nhận thức rõ ràng được mục tiêu và ý nghĩa của việc ăn chay thì người phật tử nói riêng và mọi người nói chung đều ăn chay một cách dễ dàng và ý nghĩa, đúng đắn.

>> Ăn chay thế nào cho đúng?

(Tiếp theo và hết)

5. Một câu hỏi thú vị được đặt ra là, nếu nói việc ăn chay là để thể hiện lòng từ bi, tôn trọng mạng sống chúng sinh, tôn trọng Phật tính trong mỗi chúng sinh, diệt dục… thì hàng tu sĩ thuộc phái Nam Tông họ không được khuyến khích ăn chay thì họ không có những đức tính kể trên hay sao? Như vậy thì họ tu cái gì và tu như thế nào?! Hàng ngàn năm qua cho đến bây giờ thì đây vẫn là một điều tế nhị, vẫn còn tranh cãi trong việc tu tập theo quan điểm, tư tưởng và truyền thống của mỗi bộ phái. Sự mâu thuẫn này được giới tu sĩ giải thích dựa vào điều luật trong Kinh sách và lịch sử cuộc đời của Đức Phật Thích Ca mâu Ni.

Ngày xưa, theo Kinh sách thì thời Đức Phật còn tại thế, mặc dù Người không chủ trương giết thát các loài súc vật để thể hiện lòng nhân từ nhưng trong 227 giới Pháp của các thầy Tỳ Kheo (khất sĩ nói chung) cho đến bây giờ không có giới nào là cấm thầy Tỳ Kheo ăn thực phẩm xuất phát từ nguồn động vật cả. Trong chế định Phật giáo không có điều luật nào cấm đoán, bắt buộc không ăn thịt, cá mà Ngài chỉ kêu gọi thể hiện lòng từ bi, cấm giết thác muôn loài. Chính vì căn cứ trên các điều đó mà các vị trường lảo và các bậc thầy trước đó của truyền thống Phật giáo Nam Tông đã có những biện luận riêng cho việc không ăn chay của hệ phái mình là đúng chánh pháp. Họ không phạm giới luật vì họ không trực tiếp giết.

Thực phẩm từ rau của quả tốt cho sức khỏe

Và cũng xuất phát từ quan điểm này của hệ phái Nam Tông nên mới có thuyết “Tam tịnh nhục” là vậy. Ngày xưa thời của Đức Phật tại thế thì có thuyết ngũ tịnh nhục nhưng ngày nay chỉ là “Tam tịnh nhạc”. Vậy “Tam tịnh nhục” trong khái niệm về thức ăn của nhà sư Nam Tông là gì? Đó là những thực phẩm mà các nhà sư này được ăn có nguồn gốc từ động vật, nhưng đó được gọi là thịt thanh tịnh. 3 loại thịt đó là: không nghe, không thấy và không nghi ngờ vì mình mà giết. Ví dụ có một gia đình thỉnh chư tăng ngày mai đến thọ trai, thế là gia đình ấy làm thịt mấy con gà, mấy con vịt, heo, bò để thiết đãi chư tăng. Khi chư tăng nghe nói lại là những thực phẩm dành cho mình được xuất phát như vậy thì chư tăng không được dùng. Hoặc khi chư tăng đi khất thực nghe tiếng rên la của những thú vật đó bị giết bởi một gia chủ trong đó và sau đó họ mang ra cúng tế chư tăng thì chư tăng cũng không được dùng. Ngược lại những thực phẩm đã được làm sẵn, mặc dù thực phẩm ấy xuất phát từ thịt động vật thì đối với Phật giáo Nam Tông thì đó là thực phẩm hợp luật, được dùng. Ngày xưa, thời của Đức Phật thì còn có hai loại thực phẩm thanh tịnh khác là con vật bị chết trong rừng, hoặc thịt của những con vật mà chúng bị các con vật khác ăn còn xót lại. Nhưng hai loại thực phẩm này thì hiếm nên ngày nay ta thường nói là Tam tịnh nhục.

Tuy nhiên đó chỉ là quan điểm “ăn chay” của bộ phái, truyền thống, còn căn cứ theo Kinh và Luật của Đức Phật thì cấm chế các thầy Tỳ Kheo việc giết thác các loài động vật. Tại sao lại cấm chế? Tức là để thể hiện những đức tính đã kể trên như tôn trọng mạng sống của muôn loài, thể hiện lòng từ bi, thương yêu muôn loài muôn vật, tránh nghiệp quả báo, tránh tổn mạng, yểu thọ. Vì thế ăn chay là thể hiện tốt nhất những đức tính đó, không ăn chay dù không trực tiếp giết nhưng chúng ta đã gián tiếp giết. Nếu ai cũng ăn chay thì chắc chắn vấn đề giết thác các sinh mạng động vật sẽ giảm thiểu đến mức tối đa và là người tu sĩ thì nên tiên phong trong việc ăn chay với những thức ăn chay tịnh. Đó cũng chính là quan điểm của chư tăng tu theo tư tưởng của Phật giáo Phát triển.

Thiết nghĩ chúng ta không thể biện luận rằng, Đức Phật không chế định các giới pháp, giới luật thì mình tự do ăn uống. Một vị hòa thượng thuộc hệ phái Khất Sĩ chia sẻ rằng: Nếu trong một ngôi chùa Nam Tông làm lễ lớn thết đãi vài ngàn người, mình là người chủ trong ngôi chùa ấy mà mình không chỉ dạy, sắp xếp việc ẩm thực thì làm sao cư sĩ phật từ dám làm. Mình chủ trương thết đãi bằng thực phẩm chay lạc, bế tắc lắm thì phải mua thực phẩm “mặn” từ bên ngoài chứ đừng giết thác trong chùa. Nâng lên một bậc cao hơn nữa thì không nên dùng những thực phẩm mặn ấy thết đãi chư tăng vì chư tăng là người thể hiện sự tu tập mà người tu tập thì thề hiện nhiều đức tính, trong đó có từ bi, thương yêu muôn loài muôn vật. Nên tốt nhất chúng ta, nhất là hàng tu sĩ nên dùng thực phẩm chay lạc hơn là thực phẩm từ thịt động vật có sẵn này.

Tuy nhiên, hiện tại thì một số nhà sư chưa làm được như vậy vì họ chưa vượt thoát ra được rào cản trong tông môn hệ phái, truyền thống, quan điểm tư tưởng, đặc biệt là ảnh hưởng đến quốc độ thời gian và không gian nơi đó. Ví dụ, có nhiều nước không thể có nhiều loại thực phẩm từ thực vật, ngũ cốc dồi dào được thì họ dùng tạm thực phầm từ thịt nêu trên. Ví dụ như sang các nước sa mạc hoang vu, tuyết phủ quanh năm… họ phải dự trữ những thực phẩm từ động vật bằng cách phơi, nướng… Nhưng qua xứ như Việt Nam chúng ta thì không nên ăn thực phẩm từ thịt động vật vì ngũ cốc dồi dào, thực phẩm chay lạc dễ tìm kiếm. Do những quan điểm trên mà người tu theo Phật giáo Phát triển hay còn gọi là Phật giáo Bắc Tông, Bắc Truyền, Phật giáo đại thừa trong đó có hệ phái Khất Sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang đã chủ trương là chỉ ăn thức ăn chay tịnh, có nguồn gốc từ thực vật. Cũng xin nói thêm rằng, ở Việt Nam có 3 truyền thống Phật giáo chính đó là Nam Tông, Bắc Tông và Khất Sĩ. Trong đó Bắc Tông và Khất Sĩ thì ăn chay còn chư tăng và tu nữ của phật giáo Nam Tông thì còn dùng thực phẩm mặn.

6. Ngoài những ý nghĩa cũng như những đức tính được thể hiện trong việc ăn chay đã kể trên thì ăn chay còn có một ý nghĩa khác đó chính là kiềm thúc thân, tâm trước những ham muốn về dục lạc bộc phát. Nhất là tham ăn những thực phẩm thịt, cá, những thực phẩm chế biến từ những thứ béo bổ từ sinh mạng chúng sanh khác để bồi bổ cơ thể rồi dẫn đến tham khoái lạc về xác thịt. Theo nhà Phật thì khi mình chiều theo khẩu nghiệp như thế thì sẽ trói buộc mình trong nghiệp báo. Ta cứ giết thát và xúi người khác giết thát đề mình ăn hoặc dâng người khác ăn. Mà ăn những thực phẩm đó thì dẫn đến việc dư nguồn năng lượng trong cơ thể nên làm tăng dục tính. Và đề đảm bảo những nhu yếu về sinh học, sinh lý thì những người đó chìm đắm quan hệ xác thịt. Cho nên những người nào quá chú trọng việc ăn uống nhiều thịt, cá thì đó là những người đa dục. Đặc biệt nói về ái dục.

Một số cư sĩ hiện nay cho rằng, mình ăn chay nhưng tùy theo sự tiện lợi tức là lúc ăn chay có thể ăn thịt cá được miễn sao mình không trực tiếp giết thác các loài thì không mang tội và không mang nghiệp báo. Tôi đã gặp nhiều quan điểm như thế của các cư sĩ. Dễ thấy quan điểm trên tương đồng với quan điểm về việc “ăn chay” của hệ phái Nam Tông. Như đã phân tích ở trên, quan điểm này nếu đứng theo gốc độ của bộ phái, truyền thống trong kinh luật của Đức Phật thì có những lý lẽ riêng để biện luận. Song thiết nghĩ, nếu đã phát tâm ăn chay mà ăn như vậy thì không còn là ăn chay nữa. Chay có nghĩa gốc là trai, tức là trai giới, là sự trong sạch. Chúng ta hay nghe nói đến Trai tịnh. Tịnh là trong sạch, trai là trì trai giữ giới tức người đó thúc liệm thân tâm, sự tu tập trong sạch để giữ gìn đời sống trong sạch, phạm hạnh. Một trong những ý trong đời sống trong sạch, phạm hạnh đó là không giết thát để ăn uống, quan hệ tính dục. Không riêng gì nhà Phật từ mà thời Vua chúa ngày xưa khi cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an thì họ cũng phải ăn chay nằm đất trong mấy ngày để sạch sẻ thân và tâm; vào những ngày đó thì vua không đến hậu cung. Đó là trai giới trong sạch. Ăn chay mà nói ăn những thực phẩm mặn có sẵn thì đó không phải là ăn chay. Việc đó chỉ gọi là kiêng cử không sát sanh mà thôi. Theo quan điểm nhà Phật nói riêng và các tôn giáo nói chung thì ăn chay là không ăn thịt các sinh mạng của thú vật mà chỉ ăn các thực vật.

7. Nếu người phát tâm ăn chay nhận thức rõ ràng được mục tiêu và ý nghĩa của việc ăn chay thì người phật tử nói riêng và mọi người nói chung đều ăn chay một cách dễ dàng và ý nghĩa, đúng đắn. Chúng ta không nên ăn chay như trả nợ quỷ thần đó là những quan niệm ăn chay lệch lạc cần phải lên tiếng, xây dựng và góp ý. Ăn chay như vậy thì không còn ý nghĩa ăn chay cao thượng qua các tiêu chí như đã nói. Việc ăn chay đó chỉ lợi mình, không lợi người và cũng không phải lợi cho đời này đời sau. Ăn chay có ý nghĩa là lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh, cả đời này lẫn đời vị lai. Ăn chay không chỉ để tránh quả báo, không chỉ dừng lại ở lòng từ bi mà còn tôn trọng sự công bằng của mạng sống…

Theo bình diện tổng thể đối với xã hội liên quan đến y học thì việc ăn chay bây giờ rất hợp thời. Đặc biệt là người phương Tây, ở các nước Bắc Mỹ, Âu Mỹ bây giờ người ta ăn chay nhiều, không phải họ theo Phật giáo mà trước tiên là để giữ gìn sức khỏe, tránh đi những bệnh tật, truyền nhiễm, hạn chế tối đa những bệnh béo phì, cao huyết áp…

Để cho việc ăn chay của hàng cư sĩ Phật tử nói riêng và mọi người nói chung trong buổi đầu được như ý thì trước tiên phải hiểu rõ về ý nghĩa và phương pháp ăn chay cũng như lợi ích của việc ăn chay. Đặc biệt là phải hiểu ý nghĩa của việc ăn chay, nếu không hiểu thì việc ăn chay giống như kiểu buôn thần bán thánh, mang tính trao đổi thì không đúng. Khi ăn chay chúng ta phải hiểu ý nghĩa của nó để trưởng dưỡng những đức tính tốt đẹp kể trên; hiểu được như vậy thì người ăn chay có thể tĩnh tâm trong việc ăn chay. Và khi đó dù có người nói ra nói vào thì họ đều quyết tâm theo quyết định của họ mà không bị lung lay. Kế đến là phải biết phương pháp ăn chay, nấu chay để có thể đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Khẩu phần ăn phải đảm bảo sức khỏe. Ăn chay để bảo tồn sức khỏe, để tránh bệnh tật mà ăn chay không khéo đúng cách và hàm lượng dinh dưỡng không đủ thì lại sinh ra bệnh. Cán bộ, công nhân viên chức không có thời gian để ăn thì nên đến những tiệm ăn chay để có thể chọn những thực phẩm hợp với khẩu vị và sức khỏe của mình.

Trong kinh Đức Phật có dạy rằng, phải biết chọn lựa thức ăn và bệnh thì phải từ cữ ăn, ý nói thường có những thực phẩm mình thích ăn nhưng giờ mình bệnh thì phải kiêng cữ, trong thực phẩm chay cũng vậy. Mình phải biết chọn lựa và biết thực phẩm nào vào thời điểm nào là hợp lý. Mặt khác, việc ăn chay cũng có khả năng kích thích tính dục nếu ta ăn uống theo kiểu phóng dật, không chuẩn mực, điều độ. Bởi vì trong thực phẩm chay nhiều loại cũng giàu dinh dưỡng, nên nếu ta ăn dư thừa thì vẫn dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng, dinh dưỡng như chúng ta ăn mặn vậy. Điều đó cũng nói lên ý nghĩa của việc các chư tăng theo luật thì chỉ được ăn cơm, gọi là “thọ trai” không quá giờ Ngọ và không được ăn thức ăn cứng vào chiều hay tối là thế!

Hư Trúc

(Năng lượng Mới số 136, ra thứ Ba ngày 10/7/2012)