ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay lên 7,5%
ADO được phát hành vào tháng 4 hàng năm, với bản cập nhật vào tháng 9 và các ấn bản bổ sung tóm tắt được công bố định kỳ vào tháng 7 và tháng 12.
Trong ấn bản vừa được công bố, ngân hàng này đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong bối cảnh triển vọng toàn cầu đang xấu đi. Theo đó, nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,6% vào năm sau.
Trước đó, ADB đã dự báo nền kinh tế khu vực này dự kiến tăng trưởng 4,3% cho năm 2022 và 4,9% vào năm sau.
![]() |
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay, dự báo lạm phát được điều chỉnh xuống còn 3,5%. |
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu và trong khu vực, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine, và các đợt phong tỏa tái diễn ở Trung Quốc đang làm chậm quá trình phục hồi của châu Á đang phát triển sau đại dịch COVID-19. Các hạn chế theo cách tiếp cận "không COVID", cùng với thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, đã một lần nữa khiến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc bị hạ thấp.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park nhận định: "Châu Á và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng các điều kiện toàn cầu đang xấu đi có nghĩa là đà phục hồi sẽ chững lại khi chúng ta bước sang năm mới. Các chính phủ sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn để vượt qua những thách thức kéo dài của COVID-19, chống lại tác động của giá lương thực và năng lượng cao - đặc biệt là đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương - và bảo đảm sự phục hồi kinh tế toàn diện và bao trùm".
ADB đã hạ dự báo lạm phát ở châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương từ 4,5% xuống còn 4,4% trong năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng đã nâng dự báo cho năm sau từ 4,0% lên 4,2%, do áp lực lạm phát kéo dài từ giá năng lượng và thực phẩm.
Nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 3,0% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 3,3%. Dự báo cho năm sau giảm từ 4,5% xuống còn 4,3% do suy thoái toàn cầu. Dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ được duy trì ở mức 7,0% trong năm tài khóa này và 7,2% trong năm tài khóa tiếp theo.
Ngay cả với các mức dự báo bị hạ thấp này, châu Á đang phát triển vẫn sẽ làm tốt hơn các khu vực khác trên toàn cầu, cả về tăng trưởng và lạm phát. Dự báo tăng trưởng của ADB cho Đông Nam Á trong năm nay đã được nâng từ mức 5,1% lên 5,5%, trong bối cảnh tiêu dùng và du lịch phục hồi mạnh mẽ ở Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo cho năm tới giảm từ 5% xuống còn 4,7% do nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng. ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay. Dự báo lạm phát năm 2022 được điều chỉnh xuống còn 3,5%.
Trước đó, trong báo cáo hồi tháng 9, Ngân hàng này đã dự báo GDP nước ta tăng trưởng 6,5%, lạm phát được kiềm chế mức 3,8%.
Tuy thương mại tiếp tục tăng trưởng, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm. Vì vậy, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 được điều chỉnh xuống còn 6,3% do các đối tác thương mại lớn suy yếu.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,5% Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương xuống còn 4,6% trong năm nay, trong khi giữ nguyên dự báo cho Việt Nam ở mức 6,5%. |
P.V
-
Giá vàng hôm nay (31/3): Đồng USD lao dốc, giá vàng tăng vọt
-
Các nền kinh tế ASEAN cần tăng tốc số hóa và thúc đẩy thương mại thông minh
-
Giá vàng hôm nay (30/3): Đồng USD phục hồi, lo ngại khủng hoảng ngân hàng dịu xuống, giá vàng đi xuống
-
ADB: Các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi lại bị phủ bóng
-
Giá vàng hôm nay (27/3): Tâm lý chốt lời và nhu cầu nắm giữ tài sản an toàn sẽ sớm giúp giá vàng vượt mốc 2.000 USD/Ounce
-
Tin tức kinh tế ngày 26/3: Lạm phát dự báo tăng 3,9-4,8% trong năm nay
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 31/3/2023
- Tin tức kinh tế ngày 31/3: Việt Nam cần khoảng 12 tỷ USD đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt
- OPEC đã lấp đầy khoảng trống dầu mỏ Nga cho Mỹ như thế nào?
- Bản tin Năng lượng xanh: Ngân sách 80 tỷ CAD của Canada đối phó với IRA của Mỹ để “không bị bỏ lại phía sau”
- Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
- Triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn xăng dầu trị giá hơn 13 tỷ đồng
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 30 lần trong quý I/2023
- VEC bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/3: Chevron trả giá cao nhất cho quyền khoan ở Vịnh Mexico
- Phó Thống đốc NHNN: Sắp có thêm một đợt giảm lãi suất mới
- Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?
- OPEC+ tiếp tục bám sát các kế hoạch khai thác dầu
-
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 31/3/2023
-
Tin tức kinh tế ngày 31/3: Việt Nam cần khoảng 12 tỷ USD đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt
-
OPEC đã lấp đầy khoảng trống dầu mỏ Nga cho Mỹ như thế nào?
-
Bản tin Năng lượng xanh: Ngân sách 80 tỷ CAD của Canada đối phó với IRA của Mỹ để “không bị bỏ lại phía sau”
-
Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?