Ả Rập Xê-út thách thức Mỹ

08:24 | 17/06/2023

26,520 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào tháng 6, Thái tử Mohammed bin Salman của Vương quốc Ả Rập Xê-út cho biết, ông “sẽ không còn làm ăn với chính quyền Mỹ” và hứa hẹn gây ra "những hậu quả kinh tế khôn lường lên Washington". Đây là lời phản hồi của ông khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng vương quốc này sẽ phải đối mặt với biện pháp trừng phạt vì đã quyết định cắt giảm hạn ngạch sản lượng dầu.
Ả Rập Xê-út thách thức Mỹ

Đây là thông tin từ một tài liệu mật do tòa báo Washington Post trích dẫn.

Theo nhà phân tích Alexandre Lemoine, xét thấy phản ứng của người Mỹ, họ đã không phòng bị trước để đối mặt với Thái tử. Ngoài ra, Ả Rập Xê-út là trụ cột của hệ thống đồng đô la dầu mỏ (Petrodollar) được tạo ra vào những năm 1970, tập trung vào việc định giá xuất khẩu dầu thô bằng đồng đô la Mỹ. Theo các nhà nghiên cứu, trong những năm gần đây, quan hệ giữa Ả Rập Xê-út và Mỹ liên tục dao động giữa lạnh nhạt và hầu như không nồng ấm. Tình trạng lệ thuộc lẫn nhau này rõ ràng đã đè nặng lên Ả Rập Xê-út – quốc gia không phải là lãnh đạo trong khu vực nhưng cũng không muốn làm công cụ phục vụ cho chính sách đối ngoại. Đây là lý do tại sao, kể từ đầu năm, Riyadh không hề nhường bước trước những lời đe dọa, mà còn bắt đầu bãi bỏ một hệ thống không còn phù hợp với quốc gia này.

Vào tháng 1, ông Mohammed Al-Jadaan - Bộ trưởng Bộ Tài chính Ả Rập Xê-út tuyên bố: Quốc gia này chính thức tiếp nhận những giao dịch dầu khí trả bằng những loại tiền tệ khác ngoài đô la Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg ở thị trấn Davos (Thụy Sĩ), ông cho biết: "Chúng tôi không gặp vấn đề gì về thanh toán giao dịch trong hoạt động kinh doanh của mình, dù là bằng đô la Mỹ, euro hay đồng riyal của Ả Rập Xê-út".

Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới này đã điều chỉnh tỷ giá hối đoái của họ theo đồng đô la trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bây giờ họ thể hiện mong muốn tăng cường quan hệ với những đối tác thương mại lớn, bao gồm cả Trung Quốc. Tờ Financial Times viết: Việc Bắc Kinh sẵn sàng mua dầu từ Ả Rập Xê-út và những quốc gia vùng Vịnh khác bằng đồng nhân dân tệ đang dẫn đến việc hình thành một trật tự năng lượng toàn cầu mới.

Vào tháng 3, Ả Rập Xê-út đã ký một thỏa thuận với những đại diện từ lục địa châu Phi để mua dầu bằng đồng shilling của Kenya thay vì đô la Mỹ. Gần như đồng thời, tờ Wall Street Journal dẫn lời Thái tử Ả Rập Xê-út, rằng ông đã “nói với những đối tác của mình rằng ông không còn muốn làm hài lòng Mỹ nữa”. Tờ Financial Times cũng viết rằng Ả Rập Xê-út đang hướng đến "chiến lược kinh tế không lệ thuộc vào Mỹ".

Một sự kiện lớn sẽ diễn ra vào tháng 9, tại cuộc họp thường niên giữa những thành viên Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Theo đó, Ả Rập Xê-út sẽ chính thức gia nhập nhóm. Theo tờ Financial Times, Riyadh không chỉ đàm phán mà còn có kế hoạch tham gia Ngân hàng Phát triển Mới của Brics. Đây sẽ là tín hiệu cho thấy, trật tự thế giới cũ xoay quanh dầu mỏ đã biến mất và một trật tự mới đang nhanh chóng hình thành.

Trong khi đó, đối mặt với tình trạng thâm hụt đồng đô la, nước láng giềng Iraq cũng sẵn sàng thanh toán hàng hóa mà doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ. Theo Alexandre Lemoine, quốc gia cung cấp dầu lớn thứ hai của OPEC này đã bắt tay hợp tác với nhiều nền kinh tế lớn ở Trung Đông, chẳng hạn như Ả Rập Xê-út, để không chỉ thanh toán hàng hóa dầu mỏ bằng tiền tệ quốc gia, mà còn để “tấn công kinh tế” vào những nước phương Tây. Vào đầu tháng 5, hãng tin Bloomberg đưa tin rằng Ả Rập Xê-út và Iraq đã tăng giá dầu xuất khẩu sang những quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, làm giá dầu tháng 6 đạt đỉnh cao nhất trong năm.

Theo nhận xét của nhà phân tích Alexandre Lemoine, ông Mohammed bin Salman thực sự có lập trường rất thực tế. Vai trò "đồng minh" của Mỹ đối với khu vực vùng Vịnh đặt ra một vấn đề rõ ràng với Ả Rập Xê-út: Kẻ thù của Mỹ trở thành kẻ thù của vương quốc, nhưng không phải ngược lại. Trên thực tế, Riyadh đang phải trả giá cho việc liên minh với Washington, bằng cách đối mặt với những vấn đề lẽ ra sẽ không phát sinh.

Mặt khác, sự thù địch công khai đối với người Mỹ cũng không mang lại lợi ích gì cho người Ả Rập Xê-út. Thậm chí, đây còn có thể gây ra những vấn đề khác. Giải pháp phải nằm ở sự cân bằng về lợi ích. Đây là lý do tại sao chính quyền Ả Rập Xê-út công bố một chính sách đối ngoại hoàn toàn mới, nhằm mục đích không làm nguội lạnh quan hệ với Mỹ, mà làm ấm quan hệ với những đối thủ của họ và giúp thực hiện chính sách này.

Lầu Năm Góc: Ả Rập Xê-út, Mỹ đe dọa lẫn nhau về chính sách dầu mỏLầu Năm Góc: Ả Rập Xê-út, Mỹ đe dọa lẫn nhau về chính sách dầu mỏ
Bí mật đằng sau quyết định cắt giảm dầu của Ả Rập Xê-útBí mật đằng sau quyết định cắt giảm dầu của Ả Rập Xê-út
Ả Rập Xê-út ký nhiều thỏa thuận năng lượng tỉ đô với Trung QuốcẢ Rập Xê-út ký nhiều thỏa thuận năng lượng tỉ đô với Trung Quốc
Các thương nhân phớt lờ cảnh báo Các thương nhân phớt lờ cảnh báo "hãy coi chừng" của Ả Rập Xê-út

Ngọc Duyên

AFP