90 sản phẩm đạt giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại buổi lễ |
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội Nguyễn Thanh Hải cho biết: Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề thủ công mỹ nghệ được công nhận, với 160 nghệ nhân được phong tặng ở các nghề như gốm sứ, dệt lụa, mây tre đan, vàng bạc đồng kim khí, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài…; trong đó có 10 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, 32 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Phó Giám đốc Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển nghề thủ công mỹ nghệ. Các nghề thủ công mỹ nghệ đã và đang góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa riêng của Thăng Long - Hà Nội. Các sản phẩm hàng hóa thủ công mỹ nghệ thúc đẩy gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp, giải quyết và tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ngoại thành, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội Thủ đô.
Với mục đích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, các nghệ nhân trên địa bàn TP Hà Nội phát huy những ý tưởng sáng tạo, thiết kế ra những mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, đáp ứng và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng; thúc đẩy phong trào thiết kế, sáng tạo, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
![]() |
Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương TP Hà Nội Trần thị Phương Lan trao kỷ niệm chương cho các tác giả có sản phẩm đạt giải Nhất cuộc thi “Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020” |
Với chủ đề “Tinh hoa sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thủ đô - hội tụ và lan tỏa”. Năm 2020, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các nghệ nhân, thợ giỏi, các cá nhân trên địa bàn Hà Nội với tổng số 353 sản phẩm, bộ sản phẩm dự thi thuộc 6 nhóm: Sản phẩm gốm sứ; sản phẩm mây tre, giang đan, guột tế; sản phẩm sơn mài; sản phẩm khảm trai, gỗ, đồng, đá, sừng mỹ nghệ; sản phẩm thêu, lụa tơ tằm; và nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.
Chung cuộc, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 90 sản phẩm đạt giải gồm 6 giải Nhất, 18 giải Nhì, 24 giải Ba và 42 giải Khuyến khích. Đây là các sản phẩm được đánh giá đáp ứng các tiêu chí như tính sáng tạo, tính thẩm mỹ, tính thương mại, tính thân thiện với môi trường và tính văn hóa truyền thống.
Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội Nguyễn Thanh Hải khẳng định, cuộc thi không chỉ tìm ra những sản phẩm đạt giải mà quan trọng là đã khơi dậy được tính sáng tạo, lòng say mê thiết kế của các nghệ nhân, thợ giỏi trên địa bàn Thủ đô; là tiền đề quan trọng tạo ra một phong trào thi đua thiết kế mẫu mới trong làng nghề Hà Nội, góp phần khắc phục thiếu sót trong thiết kế mẫu sản phẩm mới cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Nguyễn Hoan
-
Hà Nội: Trưng bày, giới thiệu gần 600 sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới
-
90 sản phẩm đoạt giải trong cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội
-
Hanoi Great Souvenir 2023: Cầu nối phát triển hàng lưu niệm và văn hóa Việt Nam
-
90 sản phẩm được trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2021
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025