Tổng thống Ukraine hứng “cái tát” phũ phàng từ đồng minh

17:00 | 06/10/2015

3,735 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã không tránh khỏi cảm giác bẽ bàng, khi phải đón nhận “cái tát” đầy phũ phàng từ chính những đồng minh từng ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền của ông. 

tin nhap 20151006140243
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

Tổng thống Poroshenko từ lâu đã gặp vấn đề trong việc hiểu rõ thực tế rằng sự ủng hộ của phương Tây dành cho chính phủ của ông này là có điều kiện. Hiện tại, giới lãnh đạo của Pháp và Đức đều quả quyết nói với Nhà lãnh đạo Ukraine rằng: thoả thuận ngừng bắn ở miền đông Ukraine hiện tại có thành công hay không là thuộc trách nhiệm của Tổng thống Poroshenko, chứ không phải Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ Bộ Tứ Normandy với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin, Nhà lãnh đạo Ukraine Poroshenko tỏ ra cứng rắn. Ông này vừa có bài phát biểu đầy gay gắt tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó đổ lỗi hoàn toàn cho Nga về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov tự hào khoe khoang về việc Lực lượng Bảo vệ Quốc gia Ukraine “cuối cùng” đã nhận được súng trường và lựu đạn chống tăng của Mỹ.

Nhà ngoại giao Pháp Pierre Morel có mối liên hệ chặt chẽ với Moscow, và lực lượng ly khai miền đông Ukraine đã chuẩn bị một kế hoạch để lãnh đạo của Bộ Tứ Normandy phê chuẩn trong cuộc gặp ở thủ đô Paris. Theo đề xuất của ông Morel, Ukraine sẽ cần phải thông qua một dự luật đặc biệt đặt ra những quy định để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương ở những khu vực miền đông Ukraine đang nằm trong sự kiểm soát của lực lượng ly khai.

Đây là một cách khéo léo để tháo ngòi nổ của quả bom hẹn giờ được cài đặt dưới thoả thuận ngừng bắn Minsk hồi tháng Hai. Khi đó, Nga và lực lượng ly khai miền đông Ukraine đồng ý tổ chức bầu cử theo luật Ukraine vào cuối năm nay, nhưng họ rõ ràng không sẵn sàng tổ chức bầu cử theo luật hiện hành của Ukraine, bởi nó không có sự phân biệt giữa các khu vực miền đông với những phần còn lại của Ukraine. Lực lượng ly khai miền đông đang đe doạ sẽ tự mình tổ chức các cuộc bầu cử riêng của họ vào tháng 10 và tháng 11. Diễn biến này có thể châm ngòi trở lại cuộc nội chiến ở miền đông.

Tuy nhiên, Tổng thống Poroshenko đã nhanh chóng bác bỏ đều xuất của nhà ngoại giao Pháp, nói rằng đó là “ý kiến cá nhân của ông Morel". Ông Poroshenko bước vào cuộc họp của Bộ Tứ Normandy với yêu cầu đòi Nga tuân theo thoả thuận ngừng bắn Minsk, huỷ bỏ cái mà ông này gọi là “các cuộc bầu cử giả mạo” và trả lại quyền kiểm soát biên giới miền đông Ukraine cho Kiev vào cuối năm nay.

Tổng thống Poroshenko rõ ràng đã đánh giá thấp quyết tâm của Pháp và Đức trong việc giải quyết vấn đề Ukraine, theo cách hiệu quả nhất có thể. Sau gần 5 giờ đàm phán ở điện Elysee, kế hoạch của ông Morel đã được áp đặt lên Ukraine theo một cách thức còn có lợi hơn nữa cho Tổng thống Putin. Đầu tiên, Kiev phải đưa ra một dự luật bầu cử đặc biệt có tham vấn với Moscow và lực lượng ly khai miền đông Ukraine. Sau đó, Kiev sẽ phải thông qua dự luật trên đồng thời đưa ra một lệnh ân xá cho giới lãnh đạo lực lượng ly khai để họ có thể tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử địa phương. Trong thời gian 80 ngày, sau khi thông qua dự luật, các cuộc bầu cử nên được tiến hành. Sau đó, nếu giới quan sát quốc tế tuyên bố có thể chấp nhận kết quả bầu cử thì lúc đó Ukraine có thể giành lại quyền kiểm soát biên giới với Nga. Tổng thống Hollande cho giới phóng viên biết sau cuộc hội đàm rằng, kế hoạch trên không thể diễn ra trong năm nay bởi Kiev còn cần phải phác thảo các dự luật và có sự chuẩn bị đầy đủ, thích hợp cho các cuộc bầu cử.

Có thể nói, kế hoạch được Pháp và Đức phê chuẩn ở trên là một “cái tát” phũ phàng nhằm vào Tổng thống Poroshenko. Về mặt chính trị, việc ông Poroshenko thúc đẩy Quốc hội Ukraine thông qua một dự luật bầu cử có lợi cho Moscow gần như là điều không thể. Tổng thống Poroshenko thậm chí từng gặp khó khăn ngay trong việc thuyết phục Quốc hội thông qua một sự sửa đổi hiến pháp nhỏ, trong đó cho phép cấp quy chế đặc biệt cho hai khu vực ly khai miền đông Ukraine. Vụ việc này từng gây ra những cuộc bạo loạn, ẩu đả ngay bên ngoài toà nhà Quốc hội và cảnh sát đã phải hứng chịu thương vong. Cố gắng thông qua những dự luật bầu cử theo hướng có lợi cho Moscow đồng nghĩa với việc liên minh cầm quyền của Ukraine sẽ tan vỡ và có thể sẽ có những cuộc bầu cử bất ngờ bầu ra một Quốc hội ít thuận lợi hơn đối với ông Poroshenko.

"Paris đã một lần nữa khẳng định, trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia của Ukraine, người Ukraine không có đồng minh ngoài chính họ", nhà bình luận Pyotr Shuklinov đã đưa ra nhận định cay đắng như vậy trên trang Liga.net. "Berlin và Paris đã quyết định đóng vai trò là những trọng tài phân xử. Chẳng ai trong hai nước trên sẵn sàng có hành động quyết liệt và dứt khoát để chấm dứt cuộc chiến tranh ở trung tâm Châu Âu".

Theo Kiệt Linh

VnMedia