Thị trường sữa: Đắt có xắt ra miếng! 1

10:55 | 12/03/2013

797 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Thị trường sữa tăng giá từ đầu năm nay, bên cạnh sức ép về giá cả thì nguồn gốc, thành phần sữa đối với người tiêu dùng vẫn còn là ẩn số.

Giá sữa ở Việt Nam được liệt vào hàng cao nhất thế giới.

 

Thời gian gần đây, người tiêu dùng đang tỏ ra hết sức hoang mang về câu chuyện chất lượng và nguồn gốc của thương hiệu sữa de Danlait.

Theo những thông tin mà Petrotimes nắm được thì, sản phẩm sữa Danlait được Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập về Việt Nam từ tháng 2/2012 với số lượng khoảng 40.000 hộp, trong đó 34.000 hộp được phân phối cho các cửa hàng kinh doanh, trụ sở chính còn 6000 hộp. Giá bán cho đơn vị kinh doanh là 350.000 đồng/hộp, bán ra thị trường cho người tiêu dùng là 410.000 – 425.000 đồng/hộp.

Không chỉ mập mờ về giá, sữa Danlait còn được các cơ quan chức năng cho là thực phẩm bổ sung chứ không phải “sữa dành cho trẻ em” như bao bì đã ghi.

Các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng không nên nhầm lẫn giữa sữa tươi và sữa tiệt trùng, vì thành phần dinh dưỡng và giá thành 2 loại sữa này khác nhau.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: “Nếu chúng ta muốn sữa tươi thì phải chọn trên nhãn mác sữa tươi thanh trùng, hoặc sữa tươi tiệt trùng, nếu là sữa tiệt trùng hay sữa hoàn nguyên tiệt trùng thì đấy là sữa hoàn nguyên tiệt trùng”.

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã yêu cầu ghi rõ thành phần và nguồn gốc của sữa trên bao bì sản phẩm, song đại diện một số doanh nghiệp sản xuất sữa tươi cho rằng điều đó chưa đủ.

Những thông tin nguyên liệu được nhập khẩu từ đâu, thu mua như thế nào phải được cung cấp cụ thể và đầy đủ để khách hàng có thể lựa chọn.

Trong một bài phân tích gần đây, thương hiệu sữa non Frezzi cũng được đặt trong tình trạng nghi vấn khi biểu hiện một số dấu hiệu sau: Trang web sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt ở một số khâu, nhà sản xuất ở New Zealand, tên miền ở New Zealand nhưng máy chủ lại được đặt ở Việt Nam.

Hay trường hợp sữa dê nhập từ Mỹ, xách tay từ Mỹ GmB, dấu hiệu được phát hiện ở trang web gmbfood.com được lập bởi người Việt có tên Việt là “HUYNH CONG MINH”. Và theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cho biết, Giám đốc công ty TNHH Quốc tế Đại Hùng Tinh tên là Huỳnh Công Minh. Ngoài ra, hình ảnh trên web về nhà máy được nghi ngờ là can thiệp Photoshop, lấy từ một website khác về.

Những thông tin về thành phần, nguồn gốc, chất lượng giá cả luôn được kiểm soát tường minh, khi đó người tiêu dùng mới có thể yên tâm được quyền lựa chọn các sản phẩm và thị trường sữa cũng không là ngoại lệ.

 

Vũ Trang (ghi và tổng hợp)