Nhân tài trong xe tù

07:33 | 31/03/2019

3,514 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thời Đông Chu từ khi Chu Bình Vương dời đo sang Lạc Ấp, lại phân làm hai thời kỳ là Xuân Thu và Chiến Quốc.

Triều đình nhà Chu ngày càng suy yếu, thiên tử nhà Chu tuy danh nghĩa là vua của các nước chư hầu, nhưng trên thực tế, lực lượng chỉ bằng một nước chư hầu trung bình. Một số nước chư hầu lớn mạnh, dùng vũ lực thôn tính các nước nhỏ. Các nước lớn cũng thường xuyên đánh nhau để tranh giành đất đai. Những nước chư hầu chiến thắng, có thể hạ lệnh cho các chư hầu khác, được gọi là bá chủ.

Nước chư hầu đầu tiên xưng bá thời Xuân Thu là nước Tề (đô thành là Lâm Tri, nay ở Tri Bác, tỉnh Sơn Đông). Nước Tề là đất phong cho đại công thần Thái Công Vọng đời Chu Vũ Vương, vốn là một nước lớn, lại có các nguồn lợi vùng ven biển, sản xuất khá phát triển, trở nên giàu mạnh.

Năm 686 trước Công nguyên, nước Tề phát sinh nội loạn, quốc quân là Tề Tương Công bị giết. Lúc đó, hai con là Công tử Củ ở nước Lỗ (đô thành nay ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông) và Công tử Tiểu Bạch đang ở nước Cử (đô thành nay ở huyện Cử tỉnh Sơn Đông). Cả hai đều có quân sư để bày mưu tính kế. Quân sư của Công tử Củ là Quản Trọng, quân sư của Công tử Tiểu Bạch là Bảo Thúc Nha. Hai công tử nghe tin Tề Tương Công bị giết, đều vội vàng trở về nước Tề để giành ngôi vua.

Vua Lỗ là Lỗ Trang Công quyết định tự mình đưa Công tử Củ về nước Tề. Quản Trọng nói với Lỗ Trang Công: “Công tử Tiểu Bạch hiện đang ở nước Cử, gần nước Tề hơn nếu để Tiểu Bạch về được trước thì rất phiền phức. Vậy tôi xin đem một đội quân đi chặn đường”.

nhan tai trong xe tu

Quản Trọng

nhan tai trong xe tu

Đúng như Quản Trọng dự liệu, Công tử Tiểu Bạch đang trên đường về. Quản Trọng đem quân chặn lại và giương cung nhằm đúng Tiểu Bạch bắn một phát. Chỉ thấy Tiểu Bạch kêu to một tiếng và ngã vào trong xe.

Quản Trọng cho rằng Tiểu Bạch đã chết, liền ung dung đưa Công tử Củ về nước Tề. Ai ngờ Quản Trọng chỉ bắn trúng đai lưng của Tiểu Bạch, Tiểu Bạch nhân đó vờ kêu to và ngã vào trong xe để đánh lừa Quản Trọng. Sau đó, Tiểu Bạch và Bão Thúc Nha đi gấp về Tề. Tiểu Bạch lên ngôi quốc quân, từ là Tề Hoàn Công.

nhan tai trong xe tu

Tề Hoàn Công

Tề Hoàn Công lập tức mang quân đánh bại nước Lỗ, buộc Lỗ Trang Công phải giết Công tử Củ và nộp Quản Trọng để Tề xử tội. Lỗ Trang Công đành phải tuân theo.

Quản Trọng bị nhốt trong xe tù, đưa trở về nước Tề, Bão Thúc Nha vốn là bạn cũ của Quản Trọng, biết Quản Trọng là một nhân tài hiếm có, liền tiến cử với Tề Hoàn Công.

Tề Hoàn Công nổi giận nói: “Quản Trọng đã bắn tên suýt giết chết ta. Sao ta có thể dùng hắn được”.

Bão Thúc Nha nói: “Lúc đó Quản Trọng theo phò Công tử Củ, ông ta bắn vào nhà vua chính là vì trung thành với chủ của mình. Về tài năng, thì Quản Trọng giỏi hơn tôi rất nhiều. Nếu chúa công muốn lập nghiệp lớn phải dùng Quản Trọng”.

Tề Hoàn Công vốn là người độ lượng, nghe Bão Thúc Nha nói thế, thì không những không trị tội Quản Trọng mà còn phong ông làm tướng quốc, cai quản mọi việc.

nhan tai trong xe tu

Bão Thúc Nha xin Tề Hoàn Công tha chết cho Quản Trọng

Quản Trọng giúp đỡ Tề Hoàn Công chỉnh đốn nội chính, phát triển kinh tế, mở mỏ khai thác quặng sắt, chế tạo nông cụ. Ngoài ra còn mở rộng nghề làm muối, đánh cá, bán cho các nước ở xa biển. Vì vậy, nước Tề nhanh chóng giàu mạnh lên.

Tề Hoàn Công ôm hoài bão làm bá chủ để sai khiến các nước chư hầu khác và buộc họ phải tiến cống cho mình. Ông nói với Quản Trọng: “Hiện nay ta quân nhiều, lương đủ đã có thể hội họp chư hầu để ký minh ước được chưa?”.

Quản Trọng nói: “Ta lấy danh nghĩa gì để hội họp chư hầu? Tất cả đều là chư hầu của thiên tử nhà Chu, có ai chịu phục ai đâu? Tuy hiên nay thiên tử có thất thế, nhưng vẫn là thiên tử của các nước chư hầu. Chúa công phải nhận lệnh của thiên tử, hội họp chư hầu, định ra minh ước, cùng nhau tôn trọng thiên tử, chống lại các bộ lạc bên ngoài*. Trong số các nước chư hầu, ai có khó khăn thì cùng giúp đỡ, ai có sai trí thì cùng trách phạt.

Đến lúc đó, chúa công có không muốn làm bá chủ thì các nước chư hầu cũng tiến cử chúa công”.

Quản Trọng nói: “Có cách này: hiện nay, Chu thiên tử (tức Chu Ly Vương) mới lên ngôi, chúa công có thể cử sứ giả đến chúc mừng, luôn tiện tâu là nước Tống (đô thành ở Thương Khâu, Hà Nam ngày nay) hiện đang có nội loạn, địa vị của quốc quân mới chưa vững chắc, trong nước không yên ổn. Xin thiên tử ra chiếu, khẳng định địa vị của quốc quân mới. Chúa công nắm lấy lệnh đó và có thể thừa lệnh thiên tử để triệu tập chư hầu. Làm như vậy, thì không ai phản đối được”.

Tề Hoàn Công thấy phải, quyết định làm theo ý kiến Quản Trọng.

nhan tai trong xe tu

Tề Hoàn Công nghe theo Quản Trọng thực thi chính sách Tôn Vương nhương di

Lúc đó, thiên tử nhà Chu không có thực quyền. Các nước chư hầu mải tranh giành đất đai, chẳng còn nghĩ gì đến việc triều kiến thiên tử. Chu Ly Vương vừa lên ngôi đã thấy sứ thần của một nước lớn là nước Tề vào chúc mừng thì rất vừa lòng, liền ra lệnh cho Tề Hoàn Công thay mặt thiên tử tới tuyên bố chức vị cho vua Tống.

Năm 681 trước Công nguyên, Tề Hoàn Công phụng mệnh Chu Ly Vương, thông tri cho các nước chư hầu đến họp ở Bắc Hạnh (nay ở phía bắc huyện Đông A, Sơn Đông) trên biên giới phía tây nam nước Tề.

Khi đó, uy tín của Tề Hoàn Công còn chưa cao, khi triệu tập, chỉ có bốn nước là: Tống, Trần, Châu, Thái đến họp. Còn những nước khác như: Lỗ, Vệ, Tài, Trình… còn nghe ngóng tình hình nên chưa đến.

Tại hội nghị Bắc Hạnh, mọi người đều tiến cử Tề Hoàn Công làm minh chủ, cùng nhau định ra minh ước, gồm có ba điều: Một là, tôn trong thiên tử, giúp đỡ triều đình nhà Chu. Hai là, chống lại các bộ lạc bên ngoài, không để xâm nhập Trung Nguyên. Ba là, giúp đỡ các nước chư hầu nhỏ và gặp khó khăn.

Lan Như (st)

______________________

* Chữ Hán gọi việc này là: Tôn Vương nhương di.