Nga công bố bằng chứng về việc phe nổi dậy ở Syria sử dụng vũ khí hóa học
Nhân viên y tế chăm sóc một nạn nhân tại bệnh viện sau vụ tấn công ở Khan al-Assal
Đặc sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin nói rằng các chuyên gia Nga được phép vào Syria để điều tra địa điểm xảy ra vụ tấn công gần Aleppo, nơi vũ khí hóa học đã được sử dụng hồi tháng 3/2013.
Ông Churkin nói cuộc điều tra cho thấy phe nổi dậy đã bắn một tên lửa chứa chất độc sarin gây tê liệt thần kinh tại thị trấn Khan al-Assal.
Cuộc tấn công giết hại 26 người bao gồm 16 binh sĩ chính phủ.
Ông Churkin phát biểu: “Kết quả phân tích cho thấy vật liệu quân sự sử dụng tại Khan al-Assal rõ ràng không phải được chế tạo từ các nhà máy công nghệ mà đã được nhồi nhét chất độc sarin vào”.
Ông cho biết thêm “đạn dùng trong vụ tấn công này không phải là loại đạn tiêu chuẩn để sử dụng độc chất hóa học”.
Ông Churkin nói ông đã thông báo kết quả điều tra cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.
Phát ngôn viên của ông Ban Ki-moon nói ông “xem xét một cách nghiêm chỉnh mọi lời cáo buộc khả tín”.
Kết quả điều tra trên của Nga đã hoàn toàn đập tan những cáo buộc nhắm vào Damas, cho rằng quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học. Trong những quả đạn mà quân đội sử dụng, chứa những thành phần hoàn toàn khác.
Tuy nhiên Mỹ tỏ ra nghi ngờ kết quả phân tích và kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra toàn diện các địa điểm nào ở Syria được cho là vũ khí hóa học đã được sử dụng.
Phát ngôn viên Nhà trắng Jay Carney nói Mỹ chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ai khác ngoài chính quyền Syria “có khả năng sử dụng vũ khí hóa học hoặc đã dùng vũ khí hóa học”.
Ông Carney nói tiếp “Tổng thống Bashar al-Assad phải để cho các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc vào và Nga phải sử dụng quan hệ của mình với ông Assad để cho phép các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc vào Syria”.
Cả chính phủ lẫn phe nổi dậy ở Syria đều đổ lỗi cho nhau về việc dùng vũ khí hóa học và không phe nào nhận rằng mình đã sử dụng loại vũ khí này.
Liên Hiệp Quốc ước lượng hơn 90.000 người đã chết trong cuộc nội chiến kéo dài từ 2 năm qua tại Syria.
Syria là một trong bảy quốc gia không tham gia hiệp định cấm vũ khí hóa học ký hồi năm 1997.
S.Phương (Theo Reuters)
-
10 giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
-
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Chuyện về Quốc kỳ và Quốc huy đầu tiên sang Mỹ
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán