Nhà báo có được phép "theo dõi" công an?

11:32 | 19/09/2014

43,776 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bộ Công an vừa kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông “xử lý Phóng viên Báo Thanh niên cài bẫy, tạo tình huống đưa hối lộ cho Cảnh sát giao thông để ghi âm, ghi hình”. Vụ việc này đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

>> Bộ Công an kiến nghị xử lý phóng viên vì “gài bẫy cảnh sát giao thông"

Một số người cho rằng, cơ quan công an làm như thế là “thủ tiêu đấu tranh”, “không muốn có sự giám sát của báo chí”. Tuy nhiên, cũng nhiều người cho rằng yêu cầu của công an là xác đáng vì hành động “cài bẫy” là thúc đẩy người khác phạm tội, là vi phạm pháp luật.

Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều, chúng tôi xin viện dẫn thêm 1 trường hợp phóng viên “theo dõi” cơ quan công an.

Hình ảnh cảnh sát giao thông hút thuốc, đeo kính trong khi làm việc gây phản cảm.

 

Phóng viên một tờ báo ở TP HCM đã lẻn vào phòng họp của Trạm CSGT Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai. Để có tư liệu, phóng viên đã đặt máy ghi âm rồi ghi lại cuộc cuộc họp giao ban của cơ quan này.

Vụ việc này sau đó bị bại lộ.

Mặc dù kết quả xử lý việc này thì vẫn chưa nhiều người được biết nhưng đến nay, đây vẫn là câu chuyện gây tranh cãi về mối quan hệ giữa cơ quan công an và cơ quan báo chí.

Giới hạn nào cho việc tác nghiệp của báo chí?

Mối quan hệ giám sát của báo chí với công an được thực hiện đến mức độ nào?

Hai câu hỏi này luôn là đề tài bàn cãi và vẫn chưa có hồi kết. Trao đổi với phóng viên PetroTimes, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TP HCM trình bày quan điểm:

Luật sư Nguyễn Văn Hậu.

 

Trong các cuộc họp của cơ quan Công an có những cuộc họp thuộc phạm vi bí mật, họp ban chuyên án hoặc các vấn đề liên quan đến nan ninh, trật tự an toàn xã hội… Những cuộc họp này nếu muốn ghi âm thì phải xin phép và có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan công an. Các cuộc họp khác thì được  ghi âm trong quyền hạn của Luật báo chí.

Phóng viên có thể coi băng ghi âm là nguồn tư liệu phục vụ cho thông tin, phản ánh, định hướng dư luận. Trong các cuộc họp báo, những buổi gặp gỡ báo chí thì không cần phải xin phép.

Trở lại với vụ việc phóng viên của một tờ báo tại TP HCM lẻn vào phòng họp giao ban của Trạm CSGT Dầu Giây để đặt máy ghi âm. Về nguyên tắc, đây là cuộc họp nội bộ của ngành liên quan đến an ninh, nên nếu muốn ghi âm thì phải xin phép và nhận được sự đồng ý của cơ quan này. Việc phóng viên lén đặt máy ghi âm trong trường hợp này là sai.

Khi phóng viên có trong tay đoạn ghi âm buổi họp trên, nếu phát hiện tiêu cực thì phải báo cáo ngay về Tổng Biên tập của tờ báo và cung cấp đoạn ghi âm cho cơ quan tố tụng để xác minh làm rõ. Sau thời hạn cho phép, hoặc có kết luận điều tra, phóng viên có quyền đưa thông tin về vụ việc lên mặt báo.

>> Bộ Công an kiến nghị xử lý phóng viên vì “gài bẫy cảnh sát giao thông"

Nhóm phóng viên PetroTimes

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc