Lao động thất nghiệp trình độ Cao đẳng, Đại học giảm mạnh
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho hay, quý I năm 2017, cả nước có 1.101.700 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, giảm 8.300 người so với quý trước đó, tuy nhiên vẫn tăng 29.500 người so với quý cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động giảm nhẹ, còn 2,3%.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cũng trong quý 1/2017, số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” là 138.800 người, giảm 80.000 người so với quý 4/2016 (218.800 người). Nhóm trình độ cao đẳng có 104.200 người thất nghiệp, giảm 20.600 người so với quý 4/2016. Nhóm trình độ trung cấp có 83.200 người thất nghiệp.
So với quý 4/2016, số thanh niên thất nghiệp đã giảm 38.200 người. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp thanh niên ở mức 7,29%, cao hơn quý trước và cao hơn cùng kỳ năm 2016.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, việc giảm tỉ lệ thất nghiệp ở trình độ đại học trở lên cho thấy đây là một trong những tín hiệu tích cực của thị trường lao động. Hằng năm, Việt Nam có khoảng 400.000 sinh viên đại học, trên đại học tốt nghiệp nhưng số lượng sinh viên có trình độ đại học trở lên thất nghiệp thường xuyên là trên 200.000 người.
Những con số trong Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý I năm 2017 cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp nhận nhóm lao động này, nếu không thì con số thất nghiệp có thể lên tới hàng trăm ngàn người.
Xuân Hinh
-
Tin tức kinh tế ngày 10/4: Tiền gửi ngân hàng lập kỷ lục hơn 7 triệu tỷ đồng
-
TP HCM: Chính sách đất đai gây khó cho xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp
-
TS Trương Anh Dũng: Những vấn đề đối với lao động việc làm trong bối cảnh mới
-
Thị trường lao động Hà Nội dần khởi sắc
-
Tin tức kinh tế ngày 10/7: Khối ngoại mua gom cổ phiếu dầu khí
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch