Giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp
Đồng thời, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam luôn gánh chịu hàng loạt các chi phí khi xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển cao… hơn nhiều lần so với các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
![]() |
Cải cách thủ tục hải quan và quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra. Chi phí không chính thức tiếp tục là vấn đề được các DN kêu ca nhiều nhất.
Yêu cầu giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhưng chỉ tiêu này chưa đạt. Mặc dù Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có nhiều nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hải quan, áp dụng hải quan điện tử, song các thủ tục chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chưa được cải thiện, do đó chưa giảm được thời gian thông quan hàng hóa...
Các mặt hàng nhập khẩu chịu rất nhiều chi phí từ bến bãi, lưu kho, rồi đến các thủ tục giấy tờ cũng như việc phải đi lại nhiều ngày, khiến chi phí và giá thành cũng tăng theo. Trong khi đó, hàng hóa của nước ngoài lại được hưởng nhiều ưu đãi về thuế nên hàng của Việt Nam khó có thể cạnh tranh được.
Ngoài ra, DN Việt Nam phải cộng thêm các khoản chi phí khác như lãi vay ngân hàng, tiền vận chuyển, thuê mặt bằng kinh doanh cao...
Ở một góc độ khác, ông Trần Đình Dũng, Phó chánh Văn phòng Công ty CP Bánh mứt kẹo Hà Nội, cho biết: Nếu muốn cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì nhất thiết hàng Việt Nam phải xâm nhập vào chuỗi hệ thống siêu thị có tên tuổi. Thế nhưng, để làm được điều này, DN Việt phải chi rất nhiều khoản và phải chấp nhận mức chiết khấu lên tới 15% từ các hệ thống bán lẻ, đặc biệt là các hệ thống bán lẻ nước ngoài. Đó là chưa kể các khoản phí phụ trợ như quảng cáo, thuê người đứng quầy...
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định: Những gánh nặng về thủ tục hành chính vẫn đang là trở ngại lớn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong nước. Kết quả điều tra do VCCI tiến hành và công bố hồi đầu năm 2017 cho thấy, có 35% DN phải dành tới hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính; hơn 66% số DN phải trả nhiều loại phí không có trong quy định của Nhà nước. Có đơn vị hải quan cho phép, có đơn vị không cho phép đưa hàng về kho DN bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành; mã số hàng hóa mỗi đơn vị hải quan xác định mỗi khác; có đơn vị yêu cầu bản chính, có đơn vị chỉ yêu cầu bản photo chứng từ nộp thuế tại ngân hàng. Hải quan còn yêu cầu nộp thêm các giấy tờ không có trong quy định: Hàng luồng xanh, theo quy định, DN không phải nộp, xuất trình hồ sơ hải quan, nhưng một số đơn vị hải quan vẫn yêu cầu DN xuất trình...
Các loại phí không chính thức tiếp tục là vấn đề được các DN kêu ca nhiều nhất. Theo một DN làm dịch vụ logistic, để hoàn thành thủ tục cho một lô hàng xuất, nhập khẩu, DN phải trả 22 loại phí chính thức và không chính thức. Một DN xuất khẩu thủy sản cho biết, chi phí cho một lô hàng xuất khẩu là 120 triệu đồng, cao gấp 2,5 lần so với chi phí cho lô hàng nhập khẩu. Có DN làm thủ tục nhập khẩu 10 container hàng nông sản phải trả tổng chi phí hơn 208 triệu đồng, trong đó hơn 50 triệu đồng không có chứng từ.
Các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ 30-35% lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan là không bình thường. Lại càng không bình thường hơn khi tỷ lệ phát hiện hàng hóa không đáp ứng quy định chỉ dưới 1% và việc kiểm tra chuyên ngành lại nhắm nhiều vào hàng xuất khẩu, nhất là nông sản, thủy sản. Vì vậy, cần thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN Việt Nam phải thay đổi từ mẫu mã đến chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tạo hấp dẫn với người tiêu dùng. Còn các cơ quan chức năng cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm gánh nặng chi phí cho DN…
Có như vậy, hàng Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngọc Linh
-
Shell bán một trong những tài sản quan trọng tại Singapore
-
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ả Rập Xê-út khi giá dầu ở mức thấp
-
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
-
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng “khủng”, trữ lượng hơn 2.000 tấn
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/4: OPEC+ nhất trí về kế hoạch mới