Áp thấp nhiệt đới mạnh lên khi vào quần đảo Hoàng Sa

10:11 | 26/06/2016

655 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dự báo rạng sáng 27/6, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam khoảng 200km, gió giật cấp 8.
ap thap nhiet doi manh len khi vao quan dao hoang sa

Thời gian và hướng đi của áp thấp nhiệt đới

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương vừa phát đi thông báo, vào 2 giờ sáng 26/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa 340km về phía Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 1 giờ ngày 27/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới sẽ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía Nam Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8. 

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nên khu vực giữa biển Đông và vùng biển phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8, biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

ap thap nhiet doi manh len khi vao quan dao hoang sa
Ảnh mây vệ tinh thời điểm xảy ra áp thấp nhiệt đới

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo, khoảng ngày 27-28/6, áp thấp nhiệt đới còn có khả năng mạnh lên và di chuyển hướng về Vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm mạnh cấp 7-8, giật cấp 8-9.

Các tỉnh ven biển Trung bộ sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. 

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau liên tục có mưa rào và dông mạnh. Gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1. 

ap thap nhiet doi manh len khi vao quan dao hoang sa Áp thấp nhiệt đới đang tiến sâu vào nước ta
ap thap nhiet doi manh len khi vao quan dao hoang sa Áp thấp nhiệt đới tiến vào quần đảo Hoàng Sa

Hiển Võ