Trường Dục Thanh in mãi dấu chân Người
Tại ngôi trường này 1910, Nguyễn Tất Thành (tên lúc đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã trở thành người thầy giáo trẻ nhất của trường Dục Thanh (lúc này Bác vừa tròn 20 tuổi). Tại đây thầy giáo Thành đã nhận dạy Quốc văn, Hán văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra thầy Thành còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.
Gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng trong khuôn viên trường Dục Thanh vẫn còn giữ lại những kỷ vật xưa như: Ngọa Du Sào (nơi đọc sách, báo), giếng nước, cây khế phía sau vườn, nơi thầy Thành hay ra cưới cây vào những buổi chiều.
Giờ đây, khu di tích trường Dục Thanh đã trở thành một “điểm son” lịch sử trong lòng mỗi người dân Việt Nam và cả những du khách quốc tế khi có dịp tham quan ngôi trường, nơi gắn liền thân thế và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Bình Thuận (đối diện trường Dục Thanh) được khánh thành vào ngày 19/5/1986, nhân kỷ niệm 96 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nguyễn Đức
-
[VIDEO] Petrovietnam: 65 năm hiện thực mong ước của Bác Hồ
-
[VIDEO] Người Việt ở Nga với Bác Hồ và quê hương
-
[PetroTimesTV] Đoàn 36: Những bước chân đầu tiên của cuộc trường chinh đi tìm lửa
-
[PetroTimesTV] Dầu khí là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của đất nước
-
Gần 2 vạn lượt khách vào Lăng viếng Bác trong sáng 30/4
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán
-
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng
-
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Phát triển tối đa các nguồn điện từ năng lượng tái tạo
-
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước