TP HCM: Di dời 21 cơ sở gây ô nhiễm trước 2017
![]() |
Quận 12, TP HCM phải di dời 21 cơ sở gây ô nhiễm môi trường |
Đây là chỉ đạo của UBND TP HCM vừa được ban hành về việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận 12.
Trong đó sẽ có 16 cơ sở di dời vào Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3. 2 cơ sở tự chuyển đổi ngành nghề, 3 cơ sở tự tìm địa điểm di dời khác.
Thời gian hoàn tất việc di dời hoặc chấm dứt hoạt động tại vị trí cũ phải được thực hiện trước ngày 31/12/2016.
UBND TP HCM sẽ tạo điều kiện để các cơ sở trên tham gia chương trình kích cầu tạo nguồn vốn để di dời.
Đối với các cơ sở chưa nhận được chính sách hỗ trợ từ chương trình kích cầu có thể tham khảo chương trình hỗ trợ tài chính, cho vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Quận 12 là một trong những địa bàn nóng về ô nhiễm môi trường trong khu dân cư hiện nay. Địa phương này có khoảng 42 cơ sở hoạt động các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường như dệt nhuộm, sản xuất giấy, bao bì, nhựa… với công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng lạc hậu.
Đến nay quận đã có 21 cơ sở ngưng hoạt động, hiện tại còn 21 cơ sở đang hoạt động buộc phải di dời hoặc ngưng hoạt động ngay trong năm nay.
TP HCM thanh tra các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm Ngày 29/11, theo tin từ UBND TP HCM cho hay vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, UBND các quận-huyện lập kế hoạch thanh tra kiểm tra các cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. |
Đến bao giờ Sài Gòn hết ô nhiễm môi trường? Đó là câu hỏi của rất nhiều người dân sống tại TP HCM khi mỗi ngày phải chứng kiến hàng loạt công ty, bệnh viện xả thải, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, đời sống của người dân. |
Hiển Võ
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch