Tính chuyện "đường dài" cho xuất khẩu thủy sản

11:10 | 30/03/2021

109 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Để có thể cán đích, ngành thủy sản có không ít việc phải làm, đặc biệt là gia tăng sản lượng đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu khắt khe phi thuế quan từ các thị trường nhập khẩu.
fdsf
2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi Covid -19 làm trì trệ hoạt động logistics, cước vận tải biển tăng vọt, các chi phí cho sản xuất, xuất khẩu đều tăng.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 2/2021 đạt trên 392,62 triệu USD, giảm 35,8% so với tháng 1/2021 và giảm 21,6% so với tháng 2/2020. Tinh chung 2 tháng đầu năm 2021 đạt trên 1 tỷ USD, tăng nhẹ 1,4% so với 2 tháng đầu năm 2020. Riêng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 10,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 103,74 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại VASEP, 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi Covid-19 làm trì trệ hoạt động logistics, cước vận tải biển tăng vọt, các chi phí cho sản xuất, xuất khẩu đều tăng.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang Australia và Canada, hai nước thành viên của hiệp định CPTPP vẫn duy trì được tăng trưởng ấn tượng, tăng lần lượt 38,6% và 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 39,3 triệu USD và 35,4 triệu USD.

Nhờ mức tăng trưởng cao, Australia từ thị trường đứng 7 năm 2020 đã vượt lên đứng thứ 5 trong các thị trường đơn lẻ nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay. Tỷ trọng của thị trường này trong tổng xuất khẩu năm 2020 là 2,7%, với kết quả 2 tháng đầu năm nay, tỷ trọng đã tăng lên trên 4%. Australia chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, nằm trong top 10 thị trường xuất khầu hàng đầu của thủy sản Việt Nam.

Ngoài ra, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này cũng tăng 14%, xuất khẩu cá tra tăng 4% trong 2 tháng đầu năm nay. Canada năm 2020 là thị trường lớn thứ 6 của thủy sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 4,1%, với giá trị nhập khẩu 263 triệu USD.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra và cá ngừ sang Canada tăng mạnh 13,5% và 36,4%. Ngoài Australia, Canada, xuất khẩu thủy sản sang Chile năm 2020 và 2 tháng đầu năm nay đều tăng mạnh. Trong khi đó, xuất khẩu sang các nước thành viên khác, nhất là các nước châu Á hầu như đều sụt giảm do tác động của đại dịch Covid-19. Kết quả này cũng cho thấy rõ tác động tích cực của hiệp định CPTPP với xuất khẩu sang các nước lần đầu tiên tham gia FTA với Việt Nam như Canada và Chile.

fas
Xuất khẩu cá ngừ sang Canada tăng mạnh 13,5% và 36,4%.

Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế các nước đều khó khăn ưu đãi thuế quan càng được các nhà nhập khẩu tận dụng triệt để như là một ưu thế cạnh tranh. Vì vậy, dự báo xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Australia, Canada và Chile sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng tới và trong cả năm 2021.

Trong năm nay, xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt 8,7 tỷ USD và con số hướng tới đến năm 2030 là 14-16 tỷ USD. Để có thể cán đích như mục tiêu đặt ra, còn không ít việc phải làm, đặc biệt là gia tăng sản lượng thủy sản đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu khắt khe phi thuế quan từ các thị trường nhập khẩu.

Liên quan tới câu chuyện phát triển ngành thủy sản, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đáng chú ý, mục tiêu cụ thể đặt ra là phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất thủy sản đạt 3 - 4%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD…

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, muốn tăng sản lượng phải có nhiều nỗ lực đầu tư vệ hạ tầng trong đó có câu chuyện phòng chống dịch bệnh trên thủy sản. “Kinh phí nếu ít, thiếu thì đề xuất Bộ và Cục Thú y xem xét có điều chỉnh để cân bằng. Hiện nay, nhiều nhóm hàng ngành nông nghiệp đang phấn đấu để trở thành nhóm hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, thủy sản đã là nhóm hàng hóa xuất khẩu rồi, có mà không giữ thì sẽ dần bị đuối”, ông Nam nói.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phân tích, ngành khai thác thủy sản của Việt Nam những năm qua tăng trưởng khá cao. Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy, nguồn lợi thủy sản trước đây là 4,36 triệu tấn nhưng hiện nay đang suy giảm nhanh. Do đó, định hướng chung là giảm sản lượng khai thác từ 3,8 triệu tấn xuống 2,8 triệu tấn, đi kèm với đó là phải ngắn với bảo tồn thủy sản.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, về cơ chế chính sách, sẽ phải tính đến chuyện giao mặt nước biển, tín dụng thế nào, thị trường ra sao? Tất cả vấn đề này cần phải xem xét. Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu đạt vị trí thứ 3 trong xuất khẩu thủy sản của thế giới. Mặc dù, năm qua Việt Nam đã xuất khẩu được 8,6 tỷ USD, với trên 160 quốc gia, nhưng các quốc gia cũng đang áp dụng các hàng rào kỹ thuật phòng vệ thương mại, nên phải đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề cập đến góc độ cần cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản; gắn hoạt động của các doanh nghiệp này theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị.

“Về nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản, những năm qua chúng ta vẫn có những lô hàng bị trả lại do chưa kiểm soát chặt chẽ được môi trường nuôi, hoặc vấn đề tồn dư kháng sinh... Do đó, cần giải quyết căn bản các vấn đề này, qua đó, đạt được trị giá xuất khẩu 14 - 16 tỷ USD trong giai đoạn tới”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp