Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

16:56 | 19/08/2016

330 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau khi quét qua Hải Phòng, Quảng Ninh gây mưa lớn, gió giật, bão vẫn tiếp tục đi sâu vào đất liền nhưng đã suy yếu...
tin bao so 3 quang ninh mat dien dien rong nam dinh thai binh nin tho cho bao
Đường đi của bão số 3

Hiện tại, bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Hà Nội. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 3-6 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây vàTây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên còn có gió giật cấp 7-9; Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hòa Bình có gió giật cấp 6-7. Khu vực Đông bắc, Đồng bằng- Trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to.

Khu vực Hà Nội có gió giật cấp 6-8 và mưa to.

Được biết, 12/14 địa phương đã bị mất điện (trừ huyện Hoành Bồ và Bình Liêu), ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là huyện Cô Tô, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà. Những địa phương còn lại bị mất điện ở một số khu vực nhỏ lẻ.

Nguyên nhân chính được xác định là do trước khi cơn bão số 3 tiến sát gần bờ, các địa phương đều bị ảnh hưởng bởi sấm sét, mưa lớn, dẫn đến nhiều đường dây trung áp gặp sự cố thoáng qua và vĩnh cửu. Hiện Công ty đã yêu cầu điện lực các địa phương huy động tối đa quân số, phương tiện, khẩn trương khắc phục sự cố để cấp điện trở lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Đến thời điểm này, chưa ghi nhận có thiệt hại về người bị điện giật, do mưa bão.

Tính tới 14h chiều 19/8, bão số 3 đã đi vào khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Ở Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở Cô Tô, Cửa Ông (Quảng Ninh) đã có gió giật mạnh cấp 10-11; các nơi khác ở ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã có gió giật mạnh cấp 8. Ở Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã có mưa 50-150mm.

Hồi 14 giờ ngày 19/8, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 10-12.

Tại Hà Nội mưa ngày càng nặng hạt, giông lốc cũng bắt đầu mạnh dần lên. Nhiều tuyến đường bắt đầu ngập úng, giao thông ùn tắc, người và phương tiện di chuyển khó khăn.

tin bao so 3 quang ninh mat dien dien rong nam dinh thai binh nin tho cho bao
Mưa lớn làm bật gốc cây đè vào ô tô tại Hà Nội

Trước đó một vụ va chạm giữa 3 xe ô tô đã xảy ra trong hầm đường bộ Kim Liên, do ảnh hưởng của mưa bão. Cầu Nhật Tân có gió to khiến nhiều người đi xe máy bị ngã.

Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình... đều đang có mưa lớn.

Nam Định có 91 km đê biển, trên tuyến có 25 xã ven đê biển với hàng trăm nghìn hộ dân sinh sống ở các huyện: Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu và hơn 270 km đê sông từ cấp 1 đến cấp 3.

Bão số 1 đã làm sụt, bong xô, hư hỏng 20 đoạn đê kè sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy với chiều dài hàng chục km tại các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng và Ý Yên. Bão cũng đã làm trên 46.900 mét đê, kè từ cấp 4 trở xuống bị ảnh hưởng, gây mất an toàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

tin bao so 3 quang ninh mat dien dien rong nam dinh thai binh nin tho cho bao
Người dân cũng lực lượng chức năng gia cố bờ đê tại Nam Định

Trước tình hình trên, tỉnh Nam Định yêu cầu các địa phương, đơn vị huy động tối đa nhân lực, vật tư, phương tiện tại chỗ để gia cố, bảo vệ các tuyến đê sông, đê biển, chủ động trong mọi tình huống, không để xảy ra vỡ đê, tràn đê.

Trực tiếp chỉ đạo công tác gia cố, khắc phục kè Quy Phú đê hữu sông Hồng, xã Nam Hồng (huyện Nam Trực), Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị cho biết: Sau khi bão số 1 đi qua, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát các tuyến đê bị ảnh hưởng và triển khai các biện pháp khắc phục.

Tại các vị trí đê, chủ yếu là đê sông bị sạt, sụt, hư hỏng, địa phương đang khẩn trưởng gia cố, phấn đấu xong trước khi bão vào đồng thời phân công lực lượng trực, thường xuyên kiểm tra, rà soát để xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Tỉnh đã chuẩn bị hàng chục nghìn m3 đá hộc, hàng nghìn chiếc rọ thép, bao tải, vải chống tràn để hộ đê.

Trong khi đó tại Thái Bình, gần như toàn bộ nhà cửa ở thị trấn Tiền Hải (Thái Bình) đã đóng cửa vào trưa nay 19/8 để đối phó với cơn bão số 3 sắp tiến vào đất liền. Đây là cơn bão được dự báo rất mạnh, rủi ro cấp 3 - cấp độ rủi ro lớn. Trong khi đó ở vùng nuôi trồng thủy sản ven biển Tiền Hải, người dân cũng đang khẩn trương gia cố đầm hồ hạn chế thiệt hại.

Tú Cẩm

Tổng hợp