Thừa vitamin D có thể gây ngộ độc
Có thể khẳng định một điều, làn da không thể sản xuất quá lượng vitamin D mà cơ thể cần. Chỉ cần cho chân tay tiếp xúc với ánh nắng từ 5 – 10 phút trong 2 – 3 lần/tuần, bạn cũng đã có được lượng vitamin D thoả mãn nhu cầu cơ thể. Do đó, việc thừa vitamin D là do bổ sung bằng thuốc hoặc ăn uống.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều mẹ thấy còn bị thiếu vitamin D thường cho trẻ uống vitamin cộng với các loại thực phẩm chức năng cũng có vitamin D để “bổ sung cho nhanh”. Thế nhưng, các bà mẹ không biết rằng việc kết hợp như vậy thường khiến trẻ hấp thu thừa vitamin D, khiến trẻ kém ăn, nhức đầu, buồn nôn, ỉa chảy, có albumin trong nước tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang, cao huyết áp…
- Ở người lớn, khi thừa vitamin D có thể gây ảnh hưởng tới thị lực…
Thừa vitamin D còn khiến mắt bị bệnh. Đó là hiện tượng viêm giác mạc hình dải băng ở trẻ em hoặc tình trạng kết mạc (lớp màng mỏng che trước lòng trắng của mắt) có những nốt nhỏ, trắng nhạt, sắp xếp thành hàng ngang hay cong queo rồi đổ ở vùng rìa giác mạc.
- … và tình trạng chóng mặt, váng đầu.
Còn ở người lớn, nếu bổ sung quá 2.000 IU mỗi ngày có thể dẫn đến thừa vitamin D và gây tăng calcium huyết, dẫn đến yếu mệt, ngủ gà, đau đầu, chóng mặt; chán ăn, khô miệng, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, dễ mắc bệnh sỏi thận, suy thận, yếu cơ và khó cầm máu… Thừa calcium cũng gây ù tai, giảm trương lực cơ, đau cơ, xương, dễ bị kích thích. Một số ít người lớn lạm dụng vitamin D còn bị suy giảm tình dục, nhiễm calcium thận, rối loạn chức năng thận, dẫn đến rối loạn tiểu tiện, tăng huyết áp, loạn nhịp tim…
Mạnh Thắng
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử