Thổ Nhĩ Kỳ - tuyến đường "đi vòng" hay "lỗ hổng" đưa dầu Nga vào châu Âu

11:27 | 17/11/2022

2,050 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dưới áp lực của các lệnh trừng phạt, doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đã giảm. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành tuyến đường “đi vòng” để Nga xuất khẩu dầu sang EU. Theo một nghiên cứu độc lập được công bố hôm 16/11, đây là một “lỗ hổng” trong các biện pháp trừng phạt.
Thổ Nhĩ Kỳ - tuyến đường
Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), có trụ sở tại Phần Lan, tổ chức thực hiện nghiên cứu trên.

Tại COP27, sự kiện Nga dội bom vào cơ sở hạ tầng của Ukraine và cuộc tranh cãi về nguồn gốc tên lửa rơi vào lãnh thổ Ba Lan, đã khiến Ucraine một lần nữa kêu gọi hạn chế giá năng lượng của Nga và cấm ngay lập tức tất cả các sản phẩm tinh chế từ Nga, đòi cấm ngay lập tức và kêu gọi "EU và cùng các đồng minh như Mỹ, Anh, và cả Thổ Nhĩ Kỳ nên làm vậy". Hiện nay, Nga vẫn thu về gần 700 triệu euro/ngày từ hoạt động sản xuất nhiên liệu hóa thạch”.

Theo Báo cáo nghiên cứu của CREA, trong tháng 10, Nga đã thu về gần 22 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch. So với tháng 9, doanh thu đã giảm 7%. Đây cũng là con số thấp nhất từ khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra. Hơn nữa, doanh thu từ tất cả các sản phẩm tinh chế đều giảm, trừ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Mặt khác, EU đã giảm dần hạn ngạch nhập khẩu dầu thô và sản phẩm tinh chế từ Nga. Lục địa già cũng đã ngừng mua than và mất đi phần lớn nguồn khí đốt từ Nga. Vì vậy, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sang EU chỉ đạt 7,5 tỷ USD, giảm 14%.

Tuy nhiên, CREA cảnh báo, dầu của Nga đang tìm đường “vòng” để đến được các nước phương Tây.

Thổ Nhĩ Kỳ - tuyến đường

Tại COP27, CREA phát biểu: “Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành con đường đi vòng mới cho dòng chảy dầu Nga. Nước này cũng đang gia tăng hạn ngạch tinh chế dầu thô Nga”.

Trên thực tế, khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực sự tăng nhập khẩu dầu thô từ Nga. Cùng lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế dầu mỏ vào châu Âu và Mỹ. Trong hai tháng 9 và 10, hạn ngạch xuất khẩu đã tăng 85% so với giai đoạn tháng 7-8.

Do đó, CREA nhấn mạnh: “Mặc dù EU sẽ cấm nhập khẩu dầu thô Nga từ ngày 5/12, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ là một lỗ hổng nghiêm trọng”.

Trung tâm nghiên cứu CREA khuyến nghị EU và Mỹ siết chặt lệnh cấm vận bằng cách đưa quyết định từ bỏ những sản phẩm tinh chế có nguồn gốc từ dầu thô Nga.

Ông Lauri Myllyvirta - nhà phân tích của CREA, cũng nhấn mạnh rằng Nga phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực vận tải của châu Âu để vận chuyển nhiên liệu hóa thạch.

Ông nhận xét: “Nga xuất khẩu ít nhất 50% lô hàng bằng tàu của các công ty thuộc EU. Họ cũng thuê dịch vụ bảo hiểm hàng hải của Vương quốc Anh hoặc EU. Do đó, châu Âu sở hữu một phương tiện gây áp lực rất mạnh mẽ”.

Mỹ: Áp trần giá dầu Nga sẽ có lợi cho Trung Quốc và Ấn ĐộMỹ: Áp trần giá dầu Nga sẽ có lợi cho Trung Quốc và Ấn Độ
Lệnh cấm vận dầu Nga sẽ ảnh hưởng đến dòng dầu thế giới như thế nào?Lệnh cấm vận dầu Nga sẽ ảnh hưởng đến dòng dầu thế giới như thế nào?
Trung Quốc bắt đầu hạn chế mua dầu NgaTrung Quốc bắt đầu hạn chế mua dầu Nga

Ngọc Duyên

AFP