Thế giới phụ thuộc thế nào vào xuất khẩu gạo của Ấn Độ?
Sự gia tăng này diễn ra sau thông báo của Ấn Độ vào ngày 20/7 rằng nước này quyết định ngừng xuất khẩu gạo trắng non-basmati và quyết định có hiệu lực ngay lập tức. Quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Nga dừng tham gia Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, khiến giá lương thực toàn cầu tăng cao.
Các thương nhân cho biết tình trạng thiếu gạo sẽ có tác động dây chuyền đến lúa mì, đậu nành, ngô - những mặt hàng được sử dụng thay thế gạo.
![]() |
Gạo là loại ngũ cốc được sản xuất nhiều thứ ba trên thế giới sau ngô và lúa mì và thường mất 90 đến 200 ngày để phát triển tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Có hàng ngàn loại gạo trên toàn thế giới, mỗi loại khác nhau về kích thước hạt, hình dạng, màu sắc, kết cấu và đặc tính nấu.
Lúa là một trong những cây trồng cần nhiều nước nhất để trồng trọt, thường cần 3.000 đến 5.000 lít nước cho mỗi kg cây trồng - nhiều gấp ba lần lượng nước mà lúa mì cần để phát triển. Lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ được áp dụng để kiểm soát giá trong nước và như một biện pháp phòng ngừa trước hiện tượng thời tiết El Nino ấm lên, có thể gây ra hạn hán dẫn đến năng suất thấp hơn hoặc thậm chí mất mùa.
Gạo nội địa giá rẻ đã đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu, dự kiến đạt 54 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023. Ấn Độ sẽ xuất khẩu khoảng 20,5 triệu tấn gạo trong năm nay, gấp gần 2,5 lần so với nước xuất khẩu lớn thứ hai là Thái Lan với 8,5 triệu tấn.
Theo sau Thái Lan là Việt Nam (7,9 triệu tấn), Pakistan (3,6 triệu tấn) và Mỹ (2,1 triệu tấn). Ấn Độ đã thống trị xuất khẩu gạo trong thập kỷ qua một phần do giá nội địa thấp và tồn kho trong nước cao, cho phép nước này bán gạo với giá chiết khấu.
Theo Tổng cục Thống kê và Tình báo Thương mại Ấn Độ, từ tháng 1 đến tháng 7, Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 12,9 triệu tấn gạo trị giá gần 7 tỷ USD tới ít nhất 150 quốc gia. Ba phần tư (77%) lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ là gạo đồ non-basmati trong khi phần còn lại (23%) là gạo basmati.
Với 1,17 triệu tấn, quốc gia Tây Phi Benin đã mua nhiều gạo non-basmati nhất của Ấn Độ trong năm nay, tiếp theo là Senegal (872.080 tấn) và Kenya (685.302 tấn). Tám trong số 10 điểm đến hàng đầu của gạo Ấn Độ là các quốc gia châu Phi chủ yếu nhập khẩu gạo tấm, loại gạo rẻ nhất và no nhất.
Những người mua gạo basmati lớn nhất của Ấn Độ trong năm nay là Ả Rập Saudi (639.150 tấn), Iran (545.751 tấn) và Iraq (383.687 tấn). Sau lệnh cấm của Ấn Độ, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo thương mại gạo toàn cầu cho năm 2023 và 2024 khi cơ quan này cho biết thương mại gạo xay trong năm 2024 dự kiến là 52,9 triệu tấn, giảm 3,44 triệu tấn so với dự báo trước đó.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo đã có tác động dây chuyền đến giá của các loại gạo khác và giá gạo cao khó có thể giảm trong thời gian ngắn. FAO cho rằng bất kỳ sự phục hồi nào trong thương mại gạo vào năm tới sẽ đòi hỏi các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ phải được dỡ bỏ.
Theo Báo Công Thương
Giá gạo xuất khẩu thế giới vọt tăng sau động thái áp thuế gạo đồ của Ấn Độ Sau động thái áp thuế gạo đồ và đưa ra giá sàn với gạo basmati xuất khẩu của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, Thái Lan, Pakistan đã tăng mạnh. |
-
Tin tức kinh tế ngày 14/4: Vốn từ Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam
-
Tài nguyên nước: Động lực phát triển bền vững ngành thủy sản
-
Tin tức kinh tế ngày 28/2: Dự báo giá cước vận tải biển nội địa ở mức cao
-
Tin tức kinh tế ngày 27/2: Ngân sách dành 900.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp
-
Tin tức kinh tế ngày 20/2: 100.000 tấn gạo trắng Việt Nam sắp xuất sang Bangladesh
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng