Thách thức của ngân hàng Việt Nam khi thực hiện Hiệp ước Basel

07:00 | 29/03/2015

2,755 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai chương trình phần mềm “Công cụ thanh tra và chẩn đoán theo Basel” do Công ty EntroFine Việt Nam tư vấn và đề nghị một số ngân hàng thương mại (NHTM) tham gia khảo sát. Công cụ này sẽ cho biết “khoảng cách dữ liệu” mà các NHTM tham gia khảo sát so với những chuẩn mực và yêu cầu của Basel đặt ra. Điều đó cho thấy, NHNN đang nhắm tới việc áp dụng những chuẩn mực cao hơn cho hệ thống ngân hàng nước ta trong thời gian tới.

Năng lượng Mới số 408

Dữ liệu - nền tảng cho mọi hoạt động

Tham gia đợt khảo sát lần này có trên 20 NHTM, bao gồm các NHTM lớn và trung bình, trong đó có cả một số NHTM mới thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập. Đây là bước khởi đầu để kiểm tra, chẩn đoán tình trạng, mức độ sẵn có của dữ liệu hiện tại trên các hệ thống công nghệ thông tin của các NHTM so với những yêu cầu cần phải có để triển khai theo các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II. Việc triển khai thực hiện Basel II cũng là nội dung quan trọng của đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn hiện nay, đặc biệt sau khi giai đoạn I của đề án tái cơ cấu đã cơ bản hoàn thành, một số TCTD yếu kém đã được xử lý, thanh khoản toàn hệ thống được tăng cường và đảm bảo.

Để triển khai các mô hình phân tích, dự báo và quản trị rủi ro như trong Hiệp ước Basel II đề cập, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu tốt, chính xác và được cập nhật thường xuyên.

Phòng giao dịch Ngân hàng HDBank

Trước đây, dữ liệu thường được coi là “sản phẩm” của quá trình hoạt động trong ngân hàng, tức là “dữ liệu” sẽ tự sinh ra sau các hoạt động nghiệp vụ. Do vậy, mức độ quan trọng của “dữ liệu” chưa được quan tâm đúng mức và việc đầu tư cho hệ thống thông tin để lưu trữ và quản lý vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Đánh giá về hiện trạng này, EY Việt Nam cho rằng, các NHTM phần lớn đều chưa có cơ cấu tổ chức phù hợp để quản trị dữ liệu. Phần lớn các dữ liệu cho quản lý rủi ro hiện nay là “sản phẩm phụ” (by-product) của quá trình kinh doanh thay vì xuất phát từ nhu cầu quản lý rủi ro. Điều này dẫn đến việc các dữ liệu cần cho việc tuân thủ Basel II có thể thiếu đến 40% hoặc thậm chí hơn 60% ở một số mảng.

Tuy vậy, thời gian gần đây, “dữ liệu” đang được các ngân hàng coi là mục tiêu để nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua. Đặc biệt, để xây dựng các mô hình dự báo và quản trị rủi ro theo yêu cầu của Basel II, dữ liệu là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng.

Nhận thức được mức độ quan trọng này, NHNN sử dụng công cụ trên để chẩn đoán và đo khoảng cách về dữ liệu - Data Gap giữa tiêu chuẩn Basel II và hiện trạng tại các NHTM. Đây có thể là cơ sở ban đầu giúp NHNN có cái nhìn chính xác và toàn diện về hiện trạng thực tế tại các NHTM nước ta, đồng thời là cơ sở để các quyết định, chính sách và yêu cầu về tỷ lệ an toàn và các nguyên tắc của công tác quản trị rủi ro phù hợp với năng lực thực thi của các NHTM.

Thách thức lớn đối với các ngân hàng Việt Nam

Đối với nước ta, triển khai thực hiện Basel II nằm trong lộ trình tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế của hệ thống ngân hàng. Ông Lê Trung Kiên, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, Basel II là một cách chính thức hóa khuôn khổ quản lý rủi ro hàng đầu, vì thế việc triển khai Basel II là một bước đi quan trọng để tăng cường phương thức quản lý rủi ro. Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo Basel II đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin… Vì vậy nó là thách thức đối với nhiều ngân hàng tại Việt Nam.

Basel II yêu cầu thực hiện các phương pháp đo lường rủi ro tiên tiến, đòi hỏi các ngân hàng chuẩn bị một nền tảng công nghệ thông tin và nền tảng dữ liệu tốt. Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, nếu áp dụng đúng các quy định theo Basel II thì ngân hàng phải dồn toàn lực kể cả về vốn, nhân lực và hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện các quy định trên.

Theo nhiều chuyên gia, cản trở lớn nhất đối với đa số các ngân hàng nước ta khi triển khai Basel II chính là cơ sở dữ liệu. Hệ thống công nghệ ngân hàng lõi (core banking system) tại các ngân hàng có quá nhiều hệ thống khác nhau đang cùng được đầu tư như Flexcube của Oracle, T24 của Temenos... thậm chí có ngân hàng còn có những kho dữ liệu khác ngoài core như excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các báo cáo chiết suất rời rạc, không chính xác, không được kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên.

Hơn nữa, như đã phân tích ở phần trên, dữ liệu đã không được các ngân hàng ở nước ta chú trọng thu thập và quản trị một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài. Trong khi, yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu cho một số mô hình phân tích là 3 năm (ngoại trừ phương pháp tiêu chuẩn không yêu cầu thời gian lịch sử dữ liệu). Do đó, việc xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu sẽ cần thời gian, công sức, tiền bạc của các ngân hàng trước khi triển khai.

Theo đánh giá về tính khả thi khi yêu cầu các NHTM tuân thủ theo chuẩn Basel II, EY Việt Nam cho rằng, mục tiêu hướng tới chuẩn Basel II vào năm 2018 không phải quá xa vời. Việc ban hành các quy tắc tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II không phức tạp mà cái khó là ở các hệ số rủi ro cần được thiết lập ở Việt Nam ở mức nào là phù hợp. Hơn nữa, các NHTM đều đã thực hiện phân tích hiện trạng và đưa ra lộ trình triển khai Basel II. Vì vậy, thách thức lớn nhất hiện nay là việc NHNN có kịp ban hành các văn bản theo đúng thời hạn để các NHTM áp dụng hay không; NHNN sẽ thiết lập các tỷ lệ an toàn ở mức độ như thế nào để phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nước và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đến hệ thống khi áp dụng các tiêu chuẩn trên.

Mục tiêu cuối năm 2015, NHNN sẽ thí điểm khoảng 10 ngân hàng áp dụng một số phương pháp đánh giá và phân tích rủi ro tiêu chuẩn đối với hoạt động nghiệp vụ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Tiến tới, năm 2018 sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận nội bộ cho phép các NHTM được quyền tự quyết định mức vốn cần phải nắm giữ, tùy theo hồ sơ rủi ro của mình. Ngân hàng nào kinh doanh với nhiều rủi ro thì phải nắm giữ nhiều vốn và ngược lại.

Xem ra, đối với những ngân hàng lớn, đã đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại, đã đi trước một bước trong việc xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động theo chuẩn Basel II thì không quá lo ngại, nhưng đối với nhiều ngân hàng nhỏ, nhân lực và hệ thống công nghệ còn yếu kém thì mục tiêu này cũng là một thách thức không hề nhỏ.

Hiệp ước Basel hướng tới việc xây dựng nền tảng vững chắc các quy định về bảo đảm an toàn vốn, giám sát ngân hàng phù hợp và các quy tắc thị trường. Mục tiêu cao nhất là các ngân hàng tuân thủ Basel II sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý rủi ro và theo đó, có thể ổn định tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên, nói một cách đơn giản thì Basel II yêu cầu ngân hàng phải tính toán và quản lý yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro, tính tỷ lệ an toàn dựa trên rủi ro. Rủi ro càng cao thì yêu cầu về vốn càng cao và ngược lại.


Thành Trung

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,450 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,350 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 01/05/2024 11:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 01/05/2024 11:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 01/05/2024 11:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 01/05/2024 11:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 01/05/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,074 16,094 16,694
CAD 18,078 18,088 18,788
CHF 27,015 27,035 27,985
CNY - 3,429 3,569
DKK - 3,531 3,701
EUR #26,145 26,355 27,645
GBP 31,053 31,063 32,233
HKD 3,110 3,120 3,315
JPY 156.26 156.41 165.96
KRW 16.09 16.29 20.09
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,197 2,317
NZD 14,655 14,665 15,245
SEK - 2,223 2,358
SGD 17,997 18,007 18,807
THB 627.73 667.73 695.73
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 01/05/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 01/05/2024 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 01/05/2024 11:00